Điểm nhìn bên trong là loại điểm nhìn đƣợc sử dụng đầu tiên trong các sáng tác văn học “dòng ý thức” Điểm nhìn bên trong đƣợc biểu hiện

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 90 - 92)

1. Điểm nhìn trần thuật

1.2.2. Điểm nhìn bên trong là loại điểm nhìn đƣợc sử dụng đầu tiên trong các sáng tác văn học “dòng ý thức” Điểm nhìn bên trong đƣợc biểu hiện

các sáng tác văn học “dòng ý thức”. Điểm nhìn bên trong đƣợc biểu hiện bằng hình thức tự quan sát, tự thú nhận của nhân vật “tôi”, hoặc bằng hình thức ngƣời trần thuật dựa vào cảm giác, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới.

Xem lại bảng thống kê chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điểm đặc biệt là trong tất cả các truyện ngắn của Akutagawa, không có một truyện nào sử dụng điểm nhìn bên trong làm điểm nhìn xuyên suốt tác phẩm. Vì các điểm nhìn bên trong ở tác phẩm của Akutagawa luôn có sự dịch chuyển linh hoạt, hoán đổi nhịp nhàng với các điểm nhìn bên ngoài. Còn trong truyện ngắn của Nam Cao điểm nhìn bên trong vẫn đƣợc quan tâm nhƣng sử dụng hạn chế (6/41 truyện ngắn chiếm 15%). Các truyện Cái mặt không chơi được, Những chuyện không muốn viết, Mua nhà... là những truyện ngắn với ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất nhƣng không phải để kể việc mà để giãi bày tâm sự – cái tâm sự ngổn ngang, phức tạp của ngƣời trí thức. Những chuyện không muốn viết là tâm sự của một ngƣời muốn sống chan hoà mà không thể chan hoà nổi, muốn đƣợc cất cánh bay cao theo mơ ƣớc của mình mà không thể cất lên đƣợc. Bởi vậy, với nhân vật, cuộc đời thật chua xót và hài hƣớc làm sao: “Trọn đời tôi, tôi chỉ lo chết đói. Nhƣ thế bảo còn nghĩ đến cái to tát làm sao đƣợc. Nguyện vọng của tôi? ấy là làm thế nào cho vợ có tiền đong gạo, mua đƣợc mắm và mua ba xu thuốc chốc đầu của bà lang lùn cho con... Tôi cũng muốn vừa có thể phụng sự nghệ thuật lại vừa có thể kiếm tiền nuôi cả nhà. Nghĩa là tôi ham viết lắm. Nhƣng giá thử viết mà không đƣợc một đồng xu

nhỏ thì có lẽ tôi cũng ham vừa vừa thôi. Cái tôi của tôi sự thật thì nó bỉ ổi nhƣ thế đấy” [18,290-291].

Đứng ở ngôi thứ nhất nên ngƣời kể chuyện có một vị trí bằng nhân vật, trùng khít với nhân vật. Việc lựa chọn ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất xƣng “tôi” tạo ra hiệu quả cao cho việc trần thuật, phù hợp với loại truyện “vừa kể việc vừa kể về tâm trạng” của Nam Cao. ở ngôi thứ nhất, vừa là ngƣời chứng kiến vừa là nhân vật tham gia trực tiếp vào câu chuyện, ngƣời kể chuyện đã khẳng định mối quan hệ của mình với nhân vật. Đó là mối quan hệ qua lại luôn hƣớng về nhau, bổ sung cho nhau, bình đẳng với nhau. Vì vậy, chỉ cần đứng ở một điểm nhìn duy nhất, ngƣời kể chuyện đồng thời là nhân vật cứ nhập thẳng vào tâm trạng của nhân vật mà kể, mà giãi bày, mà tâm sự. Lợi ích rõ nhất của việc lựa chọn kiểu điểm nhìn này là ngƣời kể chuyện có thể “độc thoại nội tâm” một cách tự do để phơi bày, mổ xẻ, phân tích và bình giá tâm trạng của mình ra trƣớc ngƣời đọc. Trong Cái mặt không chơi được, ngƣời kể chuyện đồng thời là nhân vật chẳng ngại ngùng bày tỏ nỗi niềm về cái mặt “khó tả” của mình – cái mặt gây ra biết bao nhiêu phiền toái. Anh ta say sƣa kể hết chuyện này đến chuyện khác về cái mặt với mọi buồn - vui, cƣời - khóc... Nhƣng thực ra đó là nỗi niềm của nhân vật (ngƣời kể chuyện) về cuộc đời mà ở đó đôi khi trắng - đen, sƣớng – khổ lẫn lộn nhau và hạnh phúc nhiều khi chẳng cần phải tìm ở đâu xa, nó ở ngay trong chính cuộc sống của mỗi ngƣời.

Trong tác phẩm Mua nhà, thái độ của ngƣời kể chuyện đƣợc bộc bạch một cách mạnh dạn và thẳng thắn. Đầu tiên đó là thái độ ăn năn, hối tiếc về việc làm của mình: “Tôi ác quá! Tôi ác quá!”. Nhƣng khi xem xét kỹ lƣỡng hơn, anh ta lại thấy: nếu mình không mua ngôi nhà ấy thì sẽ có ngƣời khác mua. Nên suy cho cùng “hạnh phúc chỉ là một cái chăn hẹp. Ngƣời này co thì ngƣời kia bị hở, giá ngƣời ta vẫn có thể nghĩ đến mình mà chẳng thiệt hại đến

ai” [18,289]. Cái tôi của ngƣời kể chuyện mà thực ra là cái tôi của Nam Cao ngày càng đƣợc thể hiện rõ hơn. Thông qua hình tƣợng ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất, Nam Cao đã bày tỏ cái tôi của mình vừa chân thành, vừa châm biếm lại vừa mỉa mai, xót xa, đau đớn. Nhà văn dũng cảm nói lên tất cả mọi đúng – sai, hay – dở, tốt – xấu... của bản thân mình và tầng lớp mình. Cách xây dựng điểm nhìn trần thuật từ bên trong cho thấy sự sắc sảo của ngòi bút Nam Cao. Ngƣời kể chuyện vừa là nhân vật, vừa là ngƣời dẫn chuyện đồng thời là tác giả làm cho truyện ngắn của Nam Cao tràn ngập các lớp tâm trạng: Có lúc của nhân vật, có lúc của chính tác giả, có khi tách ra lúc lại hoà làm một. ở đây cần nói thêm rằng, điểm nhìn bên trong với ngƣời kể chuyện ngôi thứ nhất đã phần nào giúp nhà văn Nam Cao xây dựng thành công một hình tƣợng tác giả trong các truyện ngắn.

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)