Nhân vật hay nhân vật văn học là một phạm trù quen thuộc trong nghiên cứu văn học. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, nhân vật là “con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn học... là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất nó với con ngƣời có thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con ngƣời... Nên nhân vật văn học là ngƣời dẫn dắt độc giả vào các môi trƣờng khác nhau trong đời sống. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tƣởng thẩm mỹ của nhà văn về con ngƣời...” [59,235-236].
Lại Nguyên Ân trong “150 thuật ngữ văn học” định nghĩa: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ƣớc lệ, không thể bị đồng nhất với con ngƣời có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con ngƣời; nó có thể đƣợc xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhận vật văn học chỉ có thể đƣợc trong hệ thống một tác phẩm cụ thể. Vai trò và đặc trƣng của nhân vật văn học bộc lộ rõ nhất trong phạm vi vấn đề “nhân vật và tác giả” [6,250]. Đặc biệt, Lại Nguyên Ân còn nhấn mạnh: nhân vật văn học là “phƣơng thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính của con ngƣời” nên nó “có ý nghĩa trƣớc hết ở các thể loại văn học tự sự, kịch” [6,250]. ở thể loại tự sự, ngƣời ta quan tâm đến loại “nhân vật tự sự” để phân biệt với “nhân vật trữ tình” và “nhân vật kịch”.
Trong tác phẩm văn học, nhân vật đóng vai trò vừa là chủ thể vừa là đối tƣợng của nghệ thuật kể chuyện. Khi có chức năng là một chủ thể, nhân vật đóng vai trò là ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba kể về mình hoặc ngƣời khác. Còn khi có chức năng là đối tƣợng, nhân vật ngƣợc lại không phải là ngƣời kể mà là ngƣời đƣợc kể từ một ngƣời khác cũng ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba nào đó. Từ phƣơng diện này, các nhà nghiên cứu cho rằng: “Nhân vật là phƣơng thức thể hiện tƣ tƣởng nghệ thuật cũng nhƣ quá trình tƣ duy tự sự của tác giả” [63,89]. Vì vậy, nghiên cứu nhân vật chính là nghiên cứu một phạm trù cơ bản trong nghệ thuật tự sự của nhà văn.
Các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao và Akutagawa là những nhân vật đƣợc xuất hiện với cả hai vai trò chủ thể và đối tƣợng của sự kể. Những nhân vật nhƣ thế đƣợc các tác giả khai thác sâu ở thế giới nội tâm và dòng tƣ duy bên trong. Mỗi nhân vật của Nam Cao và Akutagawa luôn đƣợc đặt trong một quá trình tự ý thức sâu sắc về mình và thế giới xung quanh cho dù nhân vật ấy xuất hiện với vai trò nhƣ thế nào. Từ đặc điểm này, chúng tôi sẽ khai thác nhân vật tự ý thức của Nam Cao và Akutagawa để làm nổi bật những nét tƣơng đồng và khác biệt về phƣơng diện nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của hai nhà văn.