Những nét tương đồng và khác biệt về tình hình văn hoá và văn học 1 Về văn hoá

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 26 - 29)

1.2.1. Về văn hoá

Ngay từ buổi đầu hình thành và chƣa có chữ viết, ngƣời Việt và ngƣời Nhật cổ đã phải mƣợn văn tự của Trung Quốc. Do đó, nhìn tổng quan, văn hoá cổ trung đại Việt Nam và Nhật Bản chịu sự chi phối không nhỏ của văn hoá Trung Hoa. Tuy nhiên, mức độ của sự chi phối đó khác nhau. Nhật Bản là một quần đảo tách biệt với phần lục địa châu Á, bởi vậy, tuy văn hóa Trung Quốc có ảnh hƣởng đến Nhật Bản nhƣng ngƣời Nhật lại không lệ thuộc và mô phỏng theo nền văn hoá “mẹ” ấy mà đã khéo léo kết hợp văn hoá Trung Hoa với văn hoá bản địa để tạo nên một nền văn hoá Nhật Bản riêng biệt, độc đáo. Ngƣợc lại với Nhật Bản, Việt Nam là một đất nƣớc nhỏ bé nằm bên cạnh Trung Quốc, hơn nữa còn bị Trung Quốc đô hộ hơn một nghìn năm. Vì vậy, văn hoá Việt là sự mô phỏng của văn hoá từ chƣơng Trung Hoa, chịu ảnh hƣởng của triết học Trung Hoa cổ đại một cách rõ nét.

Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX§, một lần nữa Việt Nam và Nhật Bản lại có sự tƣơng đồng về văn hoá khi cả hai nƣớc cùng tiếp xúc với văn minh, văn hoá phƣơng Tây. Và sự kiện văn hóa nổi bật của thời kì này là quá trình Âu hoá với sự phát triển của phong trào Khai sáng. ở Nhật, phong trào Khai sáng là một hoạt động quan trọng đi liền với giai cấp tƣ sản trong buổi đầu thiết lập chế độ tƣ bản. Khái niệm Khai sáng gắn với khái niệm phƣơng Tây mà trƣớc hết là hình ảnh của các nƣớc Anh, Pháp, Mỹ, Nga. Trong đó, chủ

nghĩa tƣ bản Anh và Mỹ là khuôn mẫu đối với Nhật Bản trong suốt một thời kì dài. Bởi thế, hai nƣớc tƣ bản này đã để lại dấu ấn đậm nét trong toàn bộ quá trình Âu hoá và phong trào Khai sáng ở Nhật. Nhiệm vụ của phong trào này là đấu tranh với trật tự cũ và thiết lập chế độ mới - chế độ tƣ bản chủ nghĩa. Và ngƣòi đặt nền móng về tƣ tƣởng cho chủ nghĩa tƣ bản công nghiệp Nhật Bản là Phƣkƣjava Yakichi. Lúc đầu, Phƣkƣjava nghiên cứu “khoa học Phần Lan”, ông lợi dụng cái “lỗ thông hơi” của Nhật Bản là Nagasaki (thƣơng cảng có nhiều ngƣời phƣơng Tây sinh sống) để thâm nhập văn hoá Âu châu vào nƣớc Nhật đang đóng kín mọi phía. Sau khi tri thức châu Âu ào ạt đổ vào Nhật Bản, Phƣkƣjava liên tiếp xuất bản các cuốn sách kêu gọi nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của Nhật nghiên cứu khoa học, học tập châu Âu để cách tân đất nƣớc. Trong đó phải kể đến các công trình nhƣ: Các tri thức về phương Tây, Khoa học vẫy gọi...[86, 197-198]. Tuy nhiên, trong các công trình này, Phƣkƣjava cũng nhấn mạnh một vấn đề hết sức quan trọng trong việc học hỏi phƣơng Tây là: Để xây dựng thể chế tƣ bản, bên cạnh việc nhanh chóng nắm bắt khoa học hiện đại châu Âu thì vấn đề độc lập cũng có ý nghĩa không nhỏ. Học tập phƣơng Tây không có nghĩa là chịu sự đe doạ và trở thành nô lệ của nó. Phong trào Khai sáng do Phƣkƣjava khởi xƣớng, chính là dấu hiệu của nền văn hoá mới. Nó đặt ra nhiệm vụ đƣa vào Nhật Bản những tri thức châu Âu, cổ động cho những hình thức kinh tế mới và một chế độ chính trị mới. Sau Phƣkƣjava, Nakamƣra Kênƣ, Katô Hirayƣki... là những ngƣời đã tiếp tục các hoạt động phong trào Khai sáng của ông. Nhờ những “nhân vật” này, mọi tƣ tƣởng tiến bộ nhất của phƣơng Tây đã đƣợc đƣa vào Nhật Bản, đƣợc hấp thụ và nhanh chóng biến nƣớc Nhật thành một đế quốc hùng mạnh vào những năm đầu thế kỉ XX.

Cũng nhƣ ở Nhật BảnC, phong trào Khai sáng ở Việt Nam đƣợc khởi xƣớng vào những năm cuối thế kỉ XIX. Sự kiện đáng chú ý trong đời sống

văn hoá tƣ tƣởng của nƣớc ta vào lúc này là những chủ trƣơng cải cách xã hội của một số sĩ phu cấp tiến có dịp ra nƣớc ngoài, tiếp xúc trực tiếp với văn hoá phƣơng Tây hoặc đọc sách của phƣơng Tây. Tiêu biểu trong số này là những đề nghị cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Nguyễn Trƣờng Tộ là một giáo dân yêu nƣớc, ngƣời Nghệ An. Ông là ngƣời học cao, biết rộng và đi nƣớc ngoài nhiều năm, đặc biệt là Pháp. Đề nghị cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ bao gồm nhiều mặt về nông nghiệp, thƣơng nghiệp, tài chính, quân sự, nội trị, ngoại giao, giáo dục, văn hoá, xã hội. Tinh thần chung trong cải cách của ông là phản đối thái độ phục cổ, chú trọng thực tiễn và khoa học kĩ thuật. Riêng những chủ trƣơng về văn hoá, giáo dục của ông có ý nghĩa tiến bộ đặc biệt. Tuy nhiên, những đề nghị của ông đều không đƣợc triều đình nhà Nguyễn chấp nhận. Nối gót Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch cũng gửi nhiều đề nghị cải cách. Ông chủ trƣơng mở rộng giao lƣu với nƣớc ngoài trong việc học kỹ nghệ. Nhƣng rồi cũng nhƣ Nguyễn Trƣờng Tộ, những đề nghị của Nguyễn Lộ Trạch cũng bị triều đình quên lãng. Không những thế, triều đình nhà Nguyễn còn tiếp tay cho Pháp ngăn cản việc phát triển văn hoá mới của nhân dân ta. Bƣớc sang đầu thế kỉ XX, kế thừa tinh thần cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ và Nguyễn Lộ Trạch, nhiều phong trào yêu nƣớc đã bùng lên mạnh mẽ, kết hợp cứu nƣớc với duy tân đất nƣớc. Trong đó, cuộc đấu tranh giữa cái mới với cái cũ đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Bên cạnh những phong trào cải cách văn hoá, xã hội của những sĩ phu yêu nƣớc còn phải kể đến chính sách văn hoá nô dịch của thực dân Pháp nhằm làm cho nhân dân Việt Nam đoạn tuyệt với văn hoá truyền thống. Trƣớc hết, chúng muốn cách ly hai nền văn hoá Việt Nam và Trung Quốc, cắt đứt mối quan hệ giữa văn học yêu nƣớc cách mạng Việt Nam và Trung Quốc. Chúng khuyến khích việc truyền bá văn chƣơng uỷ mị của nƣớc Trung Hoa nửa thuộc địa nửa phong kiến, đƣa văn hoá phƣơng Tây, trƣớc hết là văn hoá

Pháp vào Việt Nam nhằm gây sự khiếp phục. Không những thế, thực dân Pháp còn đàn áp những nhà chí sĩ, mua chuộc và sử dụng các nhà Nho bằng các “trƣờng hậu bổ”, “ban tƣ thƣ” để đánh tan khối cố kết lâu đời của lớp trí thức Nho học. Cùng với việc hạn chế rồi đi đến thủ tiêu việc học hành và thi chữ Hán, thực dân Pháp còn đào tạo những ngƣời Tây học, thoạt đầu chỉ để làm phiên dịch, sau đó chủ yếu làm công chức trung thành của nhà nƣớc bảo hộ. Chúng cho những công chức này hô hào đổi mới văn hoá, văn học Việt Nam nhƣng thực chất là để đồng hoá, tiêu diệt văn hoá nƣớc ta. Ban đầu, có những nhà văn, nhà văn hoá của ta bị cuốn vào quỹ đạo của chính sách văn hoá thực dân. Tuy vậy, vẫn còn nhiều nhà trí thức lúc này có tinh thần yêu nƣớc và tinh thần dân tộc, họ tiếp thu những thành tựu của văn hoá phƣơng Tây nhƣng họ không quên nỗi nhục mất nƣớc và những giá trị của văn hoá dân tộc. Vì vậy, họ đã tìm lối thoát bằng cách tham gia phong trào cách mạng của nhân dân. Nam Cao là nhà văn tiêu biểu cho thế hệ những nhà văn này. Đó chính là điểm khác biệt cơ bản về văn hoá của một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến với một nƣớc tƣ bản trẻ trong buổi đầu đƣợc Khai sáng và Âu hoá.

Văn hoá là nhân tố tác động sâu sắc đến sự phát triển của văn học. Nhờ có phong trào Khai sáng trong văn hoá cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XX mà nền văn học của hai nƣớc Việt Nam và Nhật Bản đã đƣợc hiện đại hoá và đạt đƣợc nhiều thành tựu rực rỡ.V

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)