Nghệ thuật xây dựng nhân vật tự ý thức qua ngôn ngữ bên trong (độc thoại và đối thoại nội tâm)

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 69 - 81)

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật tự ý thức

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật tự ý thức qua ngôn ngữ bên trong (độc thoại và đối thoại nội tâm)

(độc thoại và đối thoại nội tâm)

Miêu tả nhân vật, Nam Cao thƣờng tập trung vào việc khắc hoạ đời sống nội tâm. Ngòi bút của ông “tỉa” vào từng ngõ ngách tâm hồn của con ngƣời, phát hiện ra những bi kịch đang ẩn chứa bên trong cõi lòng đang quằn quại

“chết mòn” của tầng lớp trí thức tƣ sản nghèo cả đời chỉ lo sao cho đủ bát cơm, manh áo. Mỗi nhân vật của Nam Cao có một sắc thái tâm lý, một cách nhìn hiện thực riêng. Tính cách nhân vật của ông không chỉ đƣợc đánh giá, nhìn nhận từ việc miêu tả ngoại hình, từ hành động bên ngoài mà đƣợc soi rọi từ bên trong. Điều đó đã làm cho các tác phẩm của Nam Cao mang tính chất đa thanh, phức điệu. Về điểm này, có thể nói Nam Cao chịu ảnh hƣởng không nhỏ của các “bậc thầy” nhƣ: Đôtxtôiepxki, L.Tontoi, Sekhov. Hầu nhƣ, các sáng tác của Nam Cao đều đề cao tƣ tƣởng và đời sống nội tâm con ngƣời. Với Nam Cao, cái nhà văn quan tâm không phải là những cái gì cụ thể cảm tính từ thế giới bên ngoài nhân vật mà chính là con ngƣời bên trong, thế giới bên trong đầy phức tạp và bí ẩn của nhân vật. Nếu so sánh Nam Cao và Akutagawa thì một lần nữa lại thấy đây là một điểm tƣơng đồng cơ bản của hai nhà văn. Cũng giống Nam Cao, Akutagawa đặc biệt chú trọng đến tƣ tƣởng, tâm lý và sự tự ý thức đầy đau khổ của con ngƣời trƣớc những vấn đề bức xúc của thời đại. Với việc lựa chọn kiểu nhân vật nhƣ thế, Nam Cao và Akutagawa đã thành công trong việc tổ chức “những mạng lƣới ngôn ngữ bên trong” phức tạp của nhân vật. Đó chính là những độc thoại và đối thoại nội tâm ở bên trong “dòng ý thức”. Và nếu xét ở trong phạm vi ngôn ngữ tự sự nói chung thì những độc thoại và đối thoại này là sự chuyển hoá từ ngôn ngữ trần thuật của tác giả sang ngôn ngữ nhân vật hoặc là lời kể của tác giả nhƣng mang ý thức và suy nghĩ của nhân vật.

Độc thoại nội tâm là phƣơng thức thể hiện tiêu biểu tạo nên thành công cho các sáng tác “dòng ý thức”. Nó là phƣơng thức truyền đạt tƣ tƣởng có nguồn gốc từ kịch cổ đại (kịch Shakespeare). Hiểu đơn giản, độc thoại nội tâm là lời của nhân vật nói với chính nó, diễn ra trong nội tâm của nó. ở văn học tự sự thời cận đại, độc thoại nội tâm có chức năng kịch tính hoá hành động ý thức của nhân vật, phô diễn sự tự khám phá, sự tự ý thức của nhân vật.

L.Tônxtôi là ngƣời sử dụng thành công nhất các độc thoại nội tâm trong xây dựng nhân vật với “phép biện chứng tâm hồn”. Thủ thuật cơ bản của L.Tônxtôi là ông không can thiệp vào diễn tiến nội tâm của nhân vật. Ông để cho nhân vật đƣợc hoạt động một cách tự do cả về ý thức lẫn vô thức. Sau L.Tônxtôi, Đôtxtôiepxki là ngƣời phát triển các độc thoại nội tâm thành đối thoại nội tâm. Nếu độc thoại nội tâm là lời nhân vật nói với chính mình trong tâm tƣởng thì đối thoại nội tâm là lời nhân vật nói với một “ngƣời khác” vô hình do nhân vật tự tƣởng tƣợng ra.

Độc thoại và đối thoại nội tâm nói chung là những biện pháp dùng để khắc hoạ nội tâm và ý thức nhân vật. Trong truyện ngắn của Nam Cao, độc thoại và đối thoại nội tâm đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng loại nhân vật tự ý thức. Khác với nhân vật của Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, nhân vật của Nam Cao không phải của cảm giác mà là nhân vật tâm tƣ, nhân vật suy nghĩ. Cho nên họ thƣờng ngồi một mình và lặng lẽ suy nghĩ một mình. Những lúc ấy, dòng độc thoại và đối thoại nội tâm sẽ đến trong suy nghĩ nhân vật. Vì thế, điểm đặc biệt của truyện ngắn Nam Cao so với các sáng tác đƣơng thời là độc thoại và đối thoại nội tâm xuất hiện khá dày đặc. Dòng nội tâm của nhân vật nhiều khi còn hoà vào lời trần thuật của tác giả. Giọng của tác giả cũng chính là giọng độc thoại (đối thoại) nội tâm của nhân vật. Đây là nét khác biệt về nghệ thuật tự sự của Nam Cao so với các nhà văn cùng thế hệ với ông. Tuy nhiên, nếu ta đem điểm này đối chiếu với Akutagawa thì đó lại là điểm tƣơng đồng. Nhƣ Nam Cao, các sáng tác của Akutagawa sử dụng nhiều độc thoại và đối thoại nội tâm. Cũng bởi vì, nhân vật truyện ngắn của Akutagawa là nhân vật tâm lý, hơn nữa lại là tâm lý phức tạp. Những nhân vật ấy là những nhân vật trí thức với nhiều ngành nghề khác nhau. Với việc phân tích tâm lý (sự tự ý thức) của loại nhân vật này thông qua

ngôn ngữ bên trong thì cả Nam Cao và Akutagawa đã gặt hái nhiều thành công nghệ thuật tự sự.

Hầu nhƣ các nhân vật trí thức của Nam Cao đều xuất hiện với một bi kịch tinh thần đau đớn, không lối thoát. Họ là những nhà văn, nhà giáo có cùng một mâu thuẫn nội tâm giữa một bên là ƣớc mơ cao cả chính đáng, giàu lòng nhân ái với một bên là thực tại nghiệt ngã của cuộc sống đói nghèo, thấp hèn.

Trong truyện ngắn Giăng sáng, nhân vật trí thức Điền lúc nào cũng miên man trong dòng suy nghĩ về cuộc đời, về “cái mộng văn chƣơng”, về cơm áo gạo tiền.... Mỗi lần ngồi dƣới ánh trăng là một lần Điền đối thoại với chính mình, trách móc mình rồi lại tự an ủi mình: “Điền thấy mình ích kỷ. Sự nghiệp mà làm gì nữa? Bổn phận Điền phải nghĩ đến gia đình. Điền phải tạm quên cái mộng văn chƣơng để kiếm tiền... Cái gia đình lớn của Điền đã chẳng đƣợc nhờ Điền, bây giờ lại thêm một gia đình con con nữa. Không một phút nào Điền không phải nghĩ đến tiền, óc Điền đầy những lo lắng nhỏ nhen. Một đôi khi chợt nhớ lại cái mộng xƣa, Điền lại thở dài. Điền tự an ủi: Có tiền rồi sẽ viết. Nhƣng Điền biết: chẳng bao giờ Điền viết nữa, bởi chắc chắn là suốt đời Điền cũng không có tiền...” [18,228-229].

Trong đoạn độc thoại trên, Nam Cao đã mƣợn lời của ngƣời kể chuyện để tái hiện cùng một lúc hai con ngƣời trong nhân vật Điền. Một Điền văn sĩ khao khát thoả mộng văn chƣơng và một Điền của cuộc sống thực với trách nhiệm của một ngƣời chồng, một ngƣời cha luôn phải lo kiếm tiền mà lại không có tiền. Có lúc Điền muốn trốn tránh cuộc sống đói nghèo, tầm thƣờng bằng cách thả hồn vào ánh trăng, vào những giấc mộng ngọt ngào cùng “những ngƣời đàn bà đẹp”. Điền say sƣa với giấc mộng của mình nhƣng khi con ngƣời Điền của cuộc sống thực trở lại thì Điền chợt tỉnh. Điền nhìn lại chính mình, gia đình mình và cả những kiếp ngƣời đau thƣơng, quằn quại.

Nam Cao đã để cho nhân vật đối thoại triệt để, đối thoại đến tận cùng về mọi vấn đề để rồi tấn kịch tự ý thức của nhân vật đƣợc vỡ oà ra trong lời giải đáp ở đoạn độc thoại cuối cùng: “Điền không thể nào mơ mộng đƣợc. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ƣớc mơ lãng mạn gieo trong đầu óc của Điền cái thứ văn chƣơng của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn trốn tránh sự thực, nhƣng trốn tránh làm sao đƣợc? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu ngƣời nữa, cùng một cảnh, khổ nhƣ Điền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tƣơi đẹp của ngƣời ta... Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời” [18,233].

Có cùng cảnh ngộ nhƣ Điền, Hộ trong Đời thừa cũng mơ ƣớc có đƣợc thành công trong sự nghiệp văn chƣơng nhƣng mơ ƣớc ấy lại bị đè bẹp bởi nỗi lo cơm áo. Nhƣng nếu Điền chỉ rơi vào một tấn bi kịch là bi kịch của một văn sĩ thì ở Hộ còn thêm một bi kịch nữa là bi kịch tình thƣơng. Hộ khao khát có đƣợc một tác phẩm đoạt giải Nobel nhƣng vì kiếm tiền, Hộ lại viết ra những tác phẩm nhạt nhẽo, vô nghĩa lý. Và Hộ đau khổ. Đó là bi kịch thứ nhất. Hộ đã nhìn vào tấn kịch của mình và Hộ tự trách móc, đay nghiến mình là “khốn nạn”, “bất lƣơng”, “đê tiện.”. Hộ thốt lên đau đớn: “Khốn nạn! khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì hắn chính là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lƣơng! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lƣơng rồi. Nhƣng sự cẩu thả trong văn chƣơng thì thật là đê tiện” [18,267]. ở đây, Nam Cao gọi nhân vật là “hắn” vì vậy ngƣời đọc rất dễ nhầm tƣởng đó là giọng của tác giả chứ không phải giọng nhân vật. Nhƣng thực ra đây chính là một lời đối thoại nội tâm đích thực của nhân vật Hộ. Trong đối thoại này, Hộ đã không ngần ngại phơi bày mọi sai lầm của mình với tƣ cách một nhà văn. Hộ

tự phân tích, đánh giá, mổ xẻ tâm sự, khát vọng và cả những thất vọng của mình khi viết ra những tác phẩm vô giá trị.

Ngoài mong muốn trở thành một nhà văn thành đạt, Hộ còn muốn “nâng đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”, Hộ muốn dùng tình thƣơng để cứu vớt những ngƣời khốn khổ. Vì vậy, Hộ lấy Từ và có một gia đình. Hộ sẵn sàng hi sinh sự nghiệp văn chƣơng để lo cơm áo cho cái gia đình mà Hộ tạo dựng từ tình thƣơng. Nhƣng rồi Hộ lại tiếp tục lâm vào bi kịch. Hộ không đủ tiền để nuôi bản thân, nuôi gia đình, Hộ trách mắng, dày vò vợ con. Và đến khi hiểu ra thì Hộ lại cảm thấy đau khổ hơn bao giờ hết, Hộ trách móc, dằn vặt bản thân. Hộ tự nhìn nhận và nói với mình trong bao nhiêu đau đớn, xót xa: “Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khao khát làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm đƣợc cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ƣ” Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hi sinh nhƣ ngƣời ta vẫn nói ƣ? Đã một vài lần hắn thấy ý nghĩ trên đây thoáng qua đầu. Và hắn nghĩ đến câu nói hùng hồn của một nhà triết học kia: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ...Nhƣng hắn lại nghĩ thêm rằng: “Từ rất đáng yêu, rất đáng thƣơng, hắn có thể hi sinh tình yêu, thứ tình yêu rất vị kỷ đi, nhƣng hắn không thể bỏ lòng thƣơng, có lẽ hắn nhu nhƣợc, hèn nhát, tầm thƣờng, nhƣng hắn vẫn còn đƣợc là ngƣời: hắn là ngƣời chứ không phải một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái” [18,268].

Đoạn độc thoại xen lẫn đối thoại nội tâm này đã bộc lộ tất cả những suy nghĩ, trăn trở sâu kín nhất của một ngƣời trí thức trong Hộ. Ngôn ngữ của Hộ trong đối thoại là ngôn ngữ “hai giọng” (M.Bakhtin) đang tranh chấp, đang đối thoại với nhau. ở giọng thứ nhất, Hộ tủi thân cho phận mình “chẳng làm đƣợc cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt”. Hộ tự cật vấn lƣơng tâm mình, tự hỏi mình rằng: “hắn” có thể “bỏ liều”, “ruồng rẫy”, “để mặc vợ con hắn” đƣợc không, “hắn” có thể “ác”, “tàn nhẫn” một lần “để sống cho mạnh mẽ”.

Nhƣng ở giọng thứ hai chính Hộ lại phản bác lại mình ở giọng thứ nhất vì trong sâu thẳm ý thức, Hộ hiểu rằng: “hắn không tầm thƣờng” và “hắn vẫn còn đƣợc là ngƣời”. Hai suy nghĩ, hai giọng điệu trong một con ngƣời Hộ đã làm cho đối thoại nội tâm trở nên kịch tính, hấp dẫn ngƣời đọc. Nó cho thấy ngòi bút sắc sảo của Nam Cao đã chạm tới cả những phần sâu thẳm, bí ẩn nhất của con ngƣời.

Cũng nhƣ Điền trong Giăng sáng, Hộ trong Đời thừa, Điền trong Nước mắt cũng là một trí thức. Và Điền cũng vì vợ, vì con, vì nỗi lo cơm áo mà trở nên “độc ác”, “tàn nhẫn”. Đã có lúc Điền tự nhủ với mình, hắn sẽ đi phắt một nơi nào, sống cho một mình, “đứa nào chết mặc thây”. Nhƣng rồi sau cơn nóng giận, Điền lại trở về với chính mình – một con ngƣời yêu vợ, thƣơng con. Từ tận đáy lòng, Điền nói ra những lời yêu thƣơng trừu mến: “Bây giờ trong lòng hắn chỉ còn lại sự xót thƣơng. Hắn thƣơng vợ, thƣơng con, thƣơng tất cả những ngƣời phải đau khổ” [18,332].

Có thể thấy điểm chung cho các nhân vật trí thức của Nam Cao là nhân vật đƣợc đặt trong quá trình tha hoá và tự ý thức để vƣợt lên sự tha hoá. Cho nên việc sử dụng các độc thoại và đối thoại nội tâm đã mang lại hiệu quả rất lớn cho các sáng tác của Nam Cao. Ngƣời đọc dƣờng nhƣ đƣợc sống trong những suy nghĩ miên man vô tận của nhân vật. Nhiều khi ngƣời đọc còn bị tác giả “đánh lừa” vì đã nhầm tƣởng đó là suy nghĩ của tác giả. Vậy nhƣng, khi các độc thoại và đối thoại nội tâm kết thúc với câu trả lời cho các tấn kịch tự ý thức thì ngƣời đọc mới vỡ ra đó không phải là suy nghĩ của tác giả mà là lời, suy nghĩ của nhân vật. Lời và suy nghĩ của tác giả nếu có thì nó cũng đã hoà vào lời của nhân vật. Nghệ thuật tự sự của Nam Cao thành công chính là ở điểm đó.

Các nhân vật của Nam Cao chìm đắm trong những nỗi lo tầm thƣờng, vặt vãnh của cuộc sống hàng ngày rồi rơi vào quá trình tha hoá. Sự tha hoá

diễn ra trong tâm hồn nhân vật buộc nhân vật phải đấu tranh với nó để tìm lại mình. Những lúc ấy, nhân vật phải đối diện với chính mình, tranh cãi với mình rồi lại biện hộ, phân bua cho mình để thoát khỏi hoàn cảnh. Cũng diễn ra theo trình tự ấy, tuy nhiên, nhân vật của Akutagawa lại có quá trình tha hoá và tự ý thức phức tạp hơn. Thật khó để khuôn các nhân vật của Akutagawa vào một cảnh huống nhất định. Nhƣng cũng nhƣ Nam Cao, sự tự ý thức ở các nhân vật Akutagawa đƣợc khắc hoạ thông qua các độc thoại và đối thoại nội tâm rất điển hình. Truyện ngắn Vụ án mạng thế kỉ ánh sáng là một tác phẩm nói về lời tự thú của một nhân vật bác sĩ với cái tên Kitabatakê. Nhân vật này đã gây ra một án mạng và để lại một bức thƣ là bản tự thú đích thực. Do đó, cả câu chuyện là một chuỗi dài những dòng độc thoại và đối thoại nội tâm của nhân vật về hành động giết ngƣời. Nhìn chung, dòng tâm tƣởng của nhân vật này đƣợc chia làm hai giai đoạn: Trƣớc và sau khi gây tội ác. Đây là một đoạn độc thoại nội tâm lý giải động cơ giết ngƣời của Kitabatakê (trƣớc khi gây tội ác):

“...Lẽ nào tôi có thể quên đƣợc cái gã trác táng ti tiện ấy đã hành lạc trên chiếc chiếu khi một tay hắn quơ lấy một ả gái giang hồ già, còn tay khác thì một cô gái măng tơ chỉ nhƣ nụ hoa vừa mới nở... Lạy chúa! Chính khi đó, vào tối đó, lúc chúng tôi ngắm nhìn cuộc bắn pháo từ tiệm ăn Manbati, tôi đã cảm thấy phải giết chết hắn ta. Tôi biết rằng không chỉ đơn giản là do lòng ghen tuông thúc đẩy tôi giết Mixumura – không, nỗi bất bình đã chi phối tƣ tƣởng tôi, bàn tay tôi, bởi vì tôi muốn trừng phạt sự trụy lạc, phục hồi công lý... Tôi hiểu rằng sự tồn tại của hắn đang phá hoại đạo đức, đang đe doạ luân thƣờng đạo lý, còn tiêu diệt hắn là để giúp đỡ cho ngƣời già và mang lại sự yên tĩnh cho ngƣời trẻ. Và lúc đó, ở trong tôi, quyết tâm giết Mixumara dần dần đã trở thành kế hoạch cụ thể” [1,92-93].

Trong đoạn độc thoại này, chúng ta liên tƣởng đến nhân vật Raxkônnikôp trong Tội ác và trừng phạt của Đôtxtôiepxki. Nếu nhƣ Raxkônnikôp giết một mụ già cho vay nợ lãi không chỉ vì tiền cho bản thân

Một phần của tài liệu So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (việt nam) và ruinôxkê akutagawa (nhật bản) (Trang 69 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)