Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện (Trang 59 - 63)

II. Nguồn kinh phí

B. TSCĐ chưa cần dùng,

2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty

Trong nền kinh tế thị trường với nguyên tắc hạch toán kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bỏ vốn kinh doanh họ đều quan tâm đến hiệu quả một đồng vốn bỏ ra. Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong kết cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn cố định là một bộ phận quan trọng tạo ra hiệu quả kinh doanh. Các nhà quản lý cần phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định để có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Bảng 2.8: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện năm 2006 - 2008

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng

1.Doanh thu thuần triệu

đồng 26.103 39.162 45.784 130.58 50,03 6.622 16,91

2.Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD triệu đồng 867 1.103 1.474 236 27,29 370 33,58 3.Nguyên giá TSCĐ bình quân triệu đồng 12.444 15.233 15.670 2.788 22,41 436 2,87 4.Vốn cố định bình quân triệu đồng 6.765 8.085 7.011 1.319 19,51 (1.073) 13,28 5.Công nhân

sản xuất trực tiếp người 98 106 120 8 8,16 14 13,2

6.Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (2/4) 0,128 0,137 0,210 0,009 7,03 0.073 53,28 7.Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/4) 3,858 4,843 6,530 0.985 25,53 1.687 34,83 8.Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1/3) 2,10 2,57 2,92 0,47 22,38 0,35 13,62 9Hàm lượng VCĐ (4/1) 0,259 0,206 0,153 (0.053) 20,46 (0.053) 25,73 10.Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân sản xuất trực tiếp (4/5)

triệu

đồng/ 69 76 58 7 10,49 (18) 23,40

( Nguồn: trích bảng báo cáo tài chính và báo cáo kiểm kê TSCĐ của năm 2006 - 2008 tại Công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện)

Thông qua số liệu bảng 2.8 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong ba năm 2006, 2007 và 2008 như sau:

- Về tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm 2006 của công ty là 0,128 điều đó có nghĩa là cứ một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ thu được 0,128 đồng lợi nhuận. Trong khi đó thì năm 2007 tỷ suất lợi nhuận vốn cố định là 0,137 như vậy một đồng vốn cố định bỏ ra thu được lợi nhuận nhiều hơn năm 2006 là 0,009 đồng. Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận đã cao hơn rất nhiều so với năm 2007 đạt 0,21. Tức là cao hơn 0,073 đồng, đạt tỷ trọng 53,28% so với năm

2007. Nguyên nhân là do từ năm 2007 và 2008 lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tăng cao. Năm 2008 mức tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 370 triệu đồng tương ứng với mức tăng 33,58% so với năm 2007. Trong khi đó vốn cố định bình quân của năm 2008 lại giảm đi 1.073 triệu đồng so với năm 2007.

- Về chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: Trong năm 2006 hàm lượng vốn cố định là 0,259 có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm cần 0,259 đồng vốn cố định. Năm 2007, để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,206 đồng vốn cố định bỏ ra. Còn trong năm 2008, chỉ tiêu này chỉ còn 0,153. Mức giảm của chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định của năm 2008 so với năm 2007 là 25,73%.

Qua hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định và hàm lượng vốn cố định cho ta thấy khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được ban lãnh đạo hết sức quan tâm, lợi nhuận của công ty ngày càng gia tăng với mức tăng của lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm từ 2006, 2007 đến 2008 bình quân 30%/năm. Đây là mức tăng rất lớn đối với một doanh nghiệp có số vốn không lớn, hoạt động trong một thị trường rất khắt khe về yêu cầu chất lượng, kỹ thuật của sản phẩm.

- Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2007 là: 2,57 tăng 0,47 với tỷ lệ tăng 22,38% so với năm 2006. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của năm 2008 là 2,92 tăng với tỷ lệ 13,62% so với năm 2007.

Đây là kết quả của việc doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản cố định làm tăng nguyên giá tài sản cố định, nhưng tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng nguyên giá của tài sản cố định. Điều này thể hiện qua các số liệu cụ thể là doanh thu thuần năm 2007 tăng so với năm 2006 là 13.058 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 50,03% trong khi nguyên giá tài sản cố

định bình quân năm 2007 chỉ tăng so với năm 2006 là 22,41%. Năm 2008 có doanh thu thuần tăng 6.622 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 16,91% trong khi nguyên giá tài sản cố định bình quân chỉ tăng 2,87% so với năm 2007.

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2007 là: 4,843 tăng 0,985 tương ứng với tỷ lệ tăng 25,53% so với năm 2006. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2008 là 6,530 tăng 1,687 tương ứng với tỷ lệ 34,83% so với năm 2007. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty vẫn tăng trưởng nhiều qua các năm, nguyên nhân chính là doanh thu thuần của công ty tăng lên với mức tăng rất lớn. Doanh thu năm 2007 tăng 50,03% so với năm 2006. Doanh thu thuần năm 2008 tăng 16,91% so với năm 2007 nhưng công ty chưa đầu tư vào tài sản cố định nhiều. Tuy nhiên, ta cũng thấy việc sử dụng tài sản cố định của công ty luôn được ban giám đốc quan tâm để đạt hiệu quả cao và ổn định.

- Hệ số trang bị tài sản cố định cho một công nhân sản xuất trực tiếp: Năm 2007 là 76 triệu đồng/người tăng so với năm 2007 là 7 triệu đồng/người tương ứng với tỷ lệ 10,49%. Tuy nhiên, trong năm 2008 thì hệ số trang bị tài sản cố định cho một công nhân sản xuất trực tiếp giảm so với năm 2007 là 17 triệu đồng/người tương ứng với tỷ lệ 23,40%. Nguyên nhân là do số công nhân lao động trực tiếp năm 2008 tăng lên là 14 người và vốn cố định bình quân giảm 1.073 triệu đồng so với năm 2007.

Qua các chỉ tiêu phân tích về hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của công ty ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của công ty là tốt nhưng các kết quả này chủ yếu là do mặt tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đem lại chứ nguyên nhân sâu xa chưa thực sự là do các yếu tố đầu tư vào tài sản cố định đem lại. Do vậy, trong thời gian tới ban lãnh đạo công ty cần đặc biệt quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư vào các tài sản cố định một cách hết sức đúng đắn, hợp lý nhằm tăng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định của

doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện (Trang 59 - 63)