Công ty Cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện trong quá trình hoạt động của mình tuỳ theo tình hình thị trường đã có phương án sản xuất kinh doanh và chỉ đạo riêng. Từ năm 2004 sau khi cổ phần hoá, cơ cấu tổ chức của công ty có 01 nhà máy chính với 05 phòng ban chức năng và 03 phân xưởng sản xuất.
Công ty hoạt động rộng trên các địa bàn, kinh doanh đa nghành nghề trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm của ngành điện. Do vậy công ty phải tổ chức sản xuất với mô hình quản lý phân tán, mở rộng quyền tối đa cho các đơn vị nội bộ, xây dựng các quan chế cho từng đơn vị, xây dựng định mức, đơn giá cho từng sản phẩm để đảm bảo quản lý kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Sử dụng mạng lưói thông tin, tin học vào điều hành sản xuất. Do vậy, các tổ chức và hoạt động của các đơn vị trong công ty vẫn luôn ổn định theo đúng sự chỉ đạo thống nhất, đảm bảo được tiến độ cung cấp cho các đơn hàng, dự án và mang lại hiệu quản kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, thu nhập người lao động ngày một tăng.
Thứ nhất, là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm phục vụ chủ yếu cho ngành điện, với nhiệm vụ là sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, vật tư thiết bị thuộc ngành điện nên sản phẩm của Công ty hết sức phong phú và nhiều mức giá khác nhau
Thứ hai, nguyên liệu dùng để sản xuất làm từ cao su, composite nhập khẩu nên chịu ảnh hưởng trực tiếp vào sự biến động giá cả nguyên liệu và ngoại tệ trên thế giới. Nguyên vật liệu dùng để sản xuất của Công ty chủ yếu được nhập khẩu từ các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước trong Asean, ở Việt Nam có nguồn cao su từ Nghệ An, Thanh Hóa…
Thứ ba, môi trường kinh doanh thay đối, nhu cầu đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao, sự cạnh tranh không chỉ diễn ra ở trong nước mà còn mang tính toàn cầu. Việc bảo hộ của Nhà nước đối với các Doanh nghiệp giảm đi. Hàng hoá của Việt Nam, trong đó có mặt hàng phục vụ cho ngành điện phải chịu sự cạnh trang quyết liệt của các hãng nước ngoài ngay trên thị trường Việt Nam. Năm 2004, thị trường trong nước đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, không chỉ các mặt hàng cáp và các sản phẩm cách điện trong nước như
các hãng Việt á, Tuấn Ân, Đại Hoàng Minh mà đặc biệt là sự cạnh tranh của các mặt hàng ngoại nhập nổi tiếng trên thế giới như: LG cable, Scheinder, và từ Trung Quốc. Thực tế cho thấy, chưa bao giờ thị trường cáp và các sản phẩm cách điện nước ta lại sôi động với nhiều chủng loại, mặt hàng và đa dạng các mức giá từ bình dân đến cao cấp.
Hiện các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp này không những có vốn kinh doanh lớn mà các biện pháp marketing lại rất chuyên nghiệp, đây lại là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nội trong đó có Công ty Cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện phảI đối mặt với tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng.
Để đứng vững và phát triển trong cuộc cạnh tranh này, Công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện đã tìm cho mình lối đi riêng. Đó là đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống đồng thời nghiên cứu phát triển đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường đẩy mạnh công tác thị trường và dịch vụ sau bán hàng.
Đến nay, các sản phẩm truyền thống của Công ty đã có mặt hầu hết tại các tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay, Công ty đang đầu tư công nghệ vào lĩnh vực sản xuất cáp điện, hòm đựng công tơ composite cao cấp để sản xuất cung cấp cho các dự án cải tạo lưới điện nông thôn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường, việc tìm bạn hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất khó khăn. Nhưng việc duy trì và mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ với khách hàng lại càng khó khăn hơn. Vì vậy chiến lược xúc tiến bán hàng của Công ty là dựa vào khách hàng truyền thống, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty tổ chức mạng lưới nhà phân phối, và áp dụng hình thức khuyến mại, chiết khấu trên doanh thu hàng tháng