Nguyên vật liệu sản xuất của Công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu. Hàng năm, Công ty nhập khẩu từ nước ngoài về nguyên vật liệu khoảng 40 lần. Công ty luôn thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước về thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đúng hạn. Tuy nhiên, có những thời điểm hàng nhập khẩu của Công ty không được thông quan hoặc chậm thông quan do Hải quan đưa ra lý do Công ty chưa nộp thuế. Việc nhầm lẫn trên là do hệ thống thông tin của ngành hải quan chưa cập nhật kịp thời các khoản thuế của Công ty nộp vào hệ thống từ đó dẫn đến làm cho nguyên vật liệu của Công ty không kịp về phục vụ cho sản xuất thường từ 02 đến 03 ngày. Các chi phí lưu kho bãi, vận
chuyển... phát sinh.
Nhưng điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty. Bởi, Công ty sử dụng chủ yếu là các máy móc thiết bị là các máy ép hoặc bện cáp bọc cần nguồn nhiệt cao. Khi không có nguyên liệu bắt buộc các tổ sản xuất phải tắt các nguồn nhiệt vào các máy này để tránh tình trạng lãng phí điện và nhân công trực máy. Và khi có nguyên vật liệu về thì lại bật các nguồn nhiệt này lên. Thời gian chờ cho các thiết bị đủ nhiệt là rất lâu. Thường từ sáu đến tám tiếng tuỳ theo thời tiết. Việc bật tắt liên tục các nguồn nhiệt dẫn đến các nguy cơ tiềm ẩn về hỏng hóc cho các dây tải nhiệt dẫn đến hỏng hóc của máy móc và đình trệ sản xuất.
- Nhà nước đảm bảo sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là cơ sở để hoạt động của các tổ chức kinh tế phát triển. Trong thời gian tới, Nhà nước nên tiếp tục duy trì sự ổn định của môi trường chính trị, kinh tế, xã hội. Đồng thời, Nhà nước nên xem xét có các chính sách hợp lý để một mặt khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất trên cơ sở huy động tối đa nguồn lực trong nước, tận dụng các nguồn lực từ nước ngoài, đồng thời khuyến khích tiêu dùng để kích thích sản xuất phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng. Xây dựng pháp luật là một trong những chức năng chính của bất kỳ nhà nước nào. Do đó Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo sự an toàn bình đẳng cho mọi doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất trong nước nói riêng. Tránh sự tràn lan của các sản phẩm cách điện, bảo hộ lao động nhập lậu từ các nguồn nước ngoài với giá rẻ khiến các doanh nghiệp như Công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện gặp nhiều khó khăn và áp lực trong công tác tiêu thụ các sản phẩm chính ngạch.
nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hoá. Nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ cho vay đối với nhu cầu đầu tư các tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước. Nền kinh tế nước ta có những bước chuyển biến lớn và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, cơ cấu kinh tế đang được chuyển dịch, tình trạng lạm phát đang được ngăn chặn và đẩy lùi. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư trong kinh doanh, nhưng cũng không ít thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
Thương trường là chiến trường. Để tồn tại và phát triển, để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường trong nước và hướng ra quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt được các cơ hội trong kinh doanh, xây dựng cho mình tiềm lực tài chính vững chắc hay nói cách khác doanh nghiệp phải đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao trong hoạt động của mình. Hiệu quả sử
dụng vốn trong đó có hiệu quả sử dụng vốn cố định đang là vấn đề yếu kém đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Vì vậy, việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp có ý nghĩa thiết thực góp phần củng cố nền kinh tế quốc dân giàu mạnh và hơn hết là giúp chính các doanh nghiệp.
Luận văn với đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện” đã luận giải một số vấn đề sau:
1. Hệ thống hóa, khái quát những vấn đề cơ sở lý luận về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp.
2. Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện. Phân tích những mặt còn hạn chế và nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.
3. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện nhưng để giải quyết hoàn chỉnh các vấn đề liên quan hiệu quả sử dụng vốn, thì bên cạnh nỗ lực của công ty là sự liên quan về chế độ chính sách của Nhà nước, của ngành tài chính và các khía cạnh khác của hoạt động sản xuất kinh doanh… Những giải pháp, kiến nghị được đề cập đến trong luận văn chỉ là những khía cạnh cơ bản và cần thiết nhất để giải quyết vấn đề đưa ra nghiên cứu.
Tác giả xin được chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Đàm Văn Huệ đã trực tiếphướng dẫn tác giả thực hiện luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ trong Công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện đã tận tình góp ý và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo và độc giả quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2004), Tài chính Doanh nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội.
2. PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2006), Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
3. TS Nghiêm Xuân Đạt, TS Nguyễn Minh Phong (2002), Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. GS.TS. Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.
5. Phạm Văn Được, Đặng Kim Cương (1997), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.
6. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm (1999), Giáo trình kế toán doanh nghiệp sản xuất, NXB Tài chính, Hà Nội.
Hà Nội.
8. Bộ Tài chính, Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC (2003), NXB Tài chính, Hà Nội.
9. Bộ môn Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2001), Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp, NXB Thống kê, Hà Nội.
10. Bộ môn Tài chính Doanh nghiệp - Trường Đại học Tài chính kế toán (1997), Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
11. Công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện:
- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008. - Báo cáo kiểm kê tài sản cố định năm 2006, 2007, 2008.