Cơ cấu tài sản của Công ty

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện (Trang 49 - 52)

II. Nguồn kinh phí

1. Quỹ khen thưởng

2.2.1.2 Cơ cấu tài sản của Công ty

Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản của Công ty năm 2006, 2007 và 2008

ChØ tiªu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 so với 2006Năm 2007 so với 2007Năm 2008

A. Tài sản ngắn hạn 13.101,5 59,65 16.591,3 69,36 16.271,8 70,51 3.489,7 26,64 (319,5) (1,93)I. Tiền và các khoản I. Tiền và các khoản

tương đương tiền 856,2 3,90 972,4 4,43 975,7 4,44 116,1 13,57 3,3 0,35

1. Tiền 856,2 3,90 972,4 4,43 975,7 4,44 116,1 13,57 3,3 0,35

II. Các khoản

đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - -

III. Các khoản phải thu 7.054,8 32,12 9.692,5 44,13 7.079,4 32,23 2.637,7 37,39 (2.613,1) (26,96)

1. Phải thu của khách hàng 7.065,8 32,17 9.504,1 43,27 7.074,9 32,21 2.438,3 34,51 (2.429,2) (25,56)

2. Trả trước cho người bán 5,6 0,03 204,7 0,93 0,7 0,0 199,1 35,55 (203,9) (99,61)

3. Phải thu khác - - 3,6 0,02 - 3,6 IV. Hàng tồn kho 4.932,4 22,46 5.791,6 26,37 7.173,3 32,66 859,2 17,42 1.381,6 23,86 1. Hàng tồn kho 4.932,4 22,46 5.791,6 26,37 7.173,3 32,66 859,2 17,42 1.381,6 23,86 V. Tài sản ngắn hạn khác 258,0 1,18 134,6 0,61 1.043,1 4,75 (123,3) (47,81) 908,5 674,54 B. Tài sản dài hạn 8.861,1 40,35 7.327,7 30,64 6.805,8 29,49 (1.533,4) (17,30) (521,9) (7,12) I. Các khoản

phải thu dài hạn - -

II. Tài sản cố định - -

1. TSCĐ hữu hình 8.842,2 40,26 7.327,7 30,64 6.695,1 29,01 (1.514,4) (17,13) (632,6) (8,63)

- Nguyên giá 15.233,8 15.233,8 16.117,5 - - 883,7 5,80

- Giá trị hao mòn luỹ kế (6.391,5) (7.906,0) (9.422,4) (1.514,4) 23,69 (1.516,4) 19,18

III. Các khoản

đầu tư tài chính dài hạn - -

IV. Tài sản dài hạn khác 18,9 0,09 - 110,7 0,48 (18,9) (100) 110,7

Tổng tài sản 21.962,7 23.919,1 23.077,6 1.956,3 8,91 (841,4) (3,52)

(Nguồn: trích bảng BCTC của năm 2006 - 2008 tại Công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện)

Nếu như kết cấu nguồn vốn cho ta biết nguồn hình thành vốn thì tình hình sử dụng vốn của Công ty được thể hiện qua cơ cấu tài sản. Sau đây, ta sẽ phân tích cụ thể sự biến động tài sản của Công ty.

Bảng số 2.3 cho thấy, năm 2007 tài sản ngắn hạn chiếm 69,36% trong tổng số tài sản và tăng tương ứng 26,64% so với năm 2006, năm 2008 tài sản ngắn hạn chiếm 70,51% trong tổng số tài sản nhưng lại giảm 1,93% so với năm 2007. Sự tăng lên và giảm xuống này do một số nguyên nhân sau:

- Tiền và các khoản tương đương tiền, chiếm 6,54% năm 2006 ; 5,86% năm 2007 và 6,00% năm 2008 bởi vì công ty luôn dự trữ một lượng tiền mặt để trả mua hàng hóa, lương cán bộ công nhân viên, và các chi phí phát sinh khác.

- Trong cơ cấu tài sản của công ty thì chủ yếu là các khoản phải thu năm 2006 chiếm 53,85%; năm 2007 chiếm 58,42 và năm 2008 giảm xuống 43,51%. Nguyên nhân là do doanh thu bán hàng năm 2007 tăng lên đáng kể so với năm 2006 nhưng các hoạt động phát sinh doanh thu này của công ty chủ yếu thông qua bán hàng cho các Điện lực, nguồn vốn phục vụ mua hàng của các đơn vị này phụ thuộc vào kỳ đến hạn thu tiền điện của người dân và nguồn vốn cấp từ đơn vị chủ quản do vậy các đơn vị thường xuyên chậm trả tiền mua hàng. Năm 2008 mặc dù doanh thu bán hàng tăng lên rất lớn so với năm 2007 nhưng do đã làm tốt công tác thu nợ khách hàng nên khoản phải thu khách hàng đã giảm xuống đáng kể 2.613,1 triệu đồng tương ứng giảm 26,96% so với năm 2007.

- Phải trả trước người bán năm 2007 tăng lên với một con số đáng ngạc nhiên là 35,55% so với năm 2006 nguyên nhân là do năm 2007 công ty thường xuyên nhập hàng hóa tại thị trường Nhật bản và Trung Quốc phải mở L/C trả trước 30% giá trị hàng hóa, và công ty phải nhập hàng hóa trong nước phải trả trước cho nhà cung cấp một lượng tiền không nhỏ. Tuy nhiên, do uy tín và dựa trên các mối quan hệ với bạn hàng truyền thống lâu năm các khoản trả trước trong năm 2008 đã giảm 99,61% so với năm 2007.

- Hàng hóa tồn kho chiếm 22,46% vào năm 2006; 26,37% vào năm 2007 và 32,66% vào năm 2008, qua đó ta thấy lượng hàng hóa tồn kho luôn ở mức cao, nguyên nhân là do sự biến động về tài chính trên thế giới đã ảnh hưởng

không nhỏ đến Việt Nam, mà công ty luôn phải nhập khẩu các nguyên vật liệu chính từ nước ngoài nên công ty luôn phải chủ động chọn lựa những thời điểm thích hợp để dự trữ các hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất tránh được các rủi ro.

- Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, cụ thể trong tổng tài sản, tài sản cố định chiếm 99,79% vào năm 2006; chiếm 100% vào năm 2007 và 98,37% vào năm 2008, so năm 2008 với 2007 và năm 2006, tài sản cố định về mặt nguyên giá tăng do công ty mua sắm thêm một số máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm bằng vật liệu composite nhưng do khấu hao tài sản của các năm làm cho giá trị còn lại của tài sản cố định bị giảm xuống đáng kể.

Như vậy, xét về cơ cấu tài sản của công ty, trong khi tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng thì tỷ trọng tài sản dài hạn của công ty liên tục giảm dần qua các năm 2006 đến 2008 từ 40,35%, 30,64% và 29,49%. Điều này cho ta thấy Công ty chưa chú trọng đầu tư đúng mức vào tài sản cố định, hàm lượng tài sản cố định trong sản phẩm chưa cao. Đây cũng là một thực tế bởi hiện tại các sản phẩm của Công ty đang được thực hiện và hoàn thiện bằng phương pháp thủ công.

Để thấy được Công ty đã sử dụng vốn như thế nào một cách cụ thể hơn để tài trợ cho tài sản cố định ta phân tích bảng số liệu 2.5.

Vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn là hai bộ phận hình thành nên nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp. Còn nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian ngắn thường là dới 1 năm. Nguồn tài trợ thường xuyên thường được sử dụng để tài trợ cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn (TSCĐ và ĐTDH) còn nguồn tài trợ tạm thời được sử dụng để đầu tư vào tài sản lưu động và đầu tư

ngắn hạn (TSLĐ và ĐTNH)

Bảng 2.5: Nguồn tài trợ thưòng xuyên của Công ty

Đơn vị tính: đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Nợ dài hạn 17.915.775 24.955.315 42.764.499

2 Nguồn vốn CSH 11.977.343.513 12.017.707.970 11.335.673.218

3 TSCĐ và ĐTDH 8.861.183.630 7.327.792.586 6.805.833.385

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w