Tăng cường huy động vốn cho sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện (Trang 70 - 72)

II. Nguồn kinh phí

B. TSCĐ chưa cần dùng,

3.2.1.1 Tăng cường huy động vốn cho sản xuất kinh doanh

Việc lập kế hoạch huy động vốn cũng là một giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Bởi không có vốn, Công ty sẽ mất đi nguồn lực quan trọng và không thể chủ động trong sản xuất kinh doanh và như vậy sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.

Trên thực tế, công ty cổ phẩn Vật liệu kỹ thuật điện mới chỉ lập các kế hoạch về sản xuất kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận, dự kiến thu nhập

bình quân đầu người, dự kiến mức chi trả cổ tức cho các cổ đông... chứ chưa lên các kế hoạch về huy động vốn cho cả năm. Căn cứ vào các kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ xác định được nhu cầu vốn tối thiểu nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. Từ việc xác định nhu cầu vốn, Công ty xây dựng kế hoạch cụ thể về quá trình huy động vốn. Cụ thể, Công ty sẽ xác định khả năng vốn hiện có, số vốn còn thiếu để tìm nguồn tài trợ thích hợp để tối thiểu hoá chi phí, song lại có một cơ cấu vốn tối ưu và linh hoạt.

Để tăng cường vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Khai thác triệt để mọi nguồn vốn của Công ty

Đây là nguồn vốn sẵn có với chi phí thấp nhất, trong đó có vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia và quỹ khấu hao TSCĐ nhằm thực hiện tái đầu tư. Vì vậy, Công ty cần khai thác tối đa nội lực, có kế hoạch phân bổ và sử dụng một cách thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất nguồn vốn này.

- Sử dụng tín dụng thương mại

Việc một doanh nghiệp này chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác và bị người khác chiếm dụng lại vốn là điều thường thấy. Mua bán chịu đã trở thành phương thức ứng xử quen thuộc trong các hoạt động thương mại. Công ty cần phải điều hoà các khoản vốn chiếm dụng được và các khoản vốn bị chiếm dụng một cách hợp lý sao cho không bị thua thiệt và vẫn đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Vay ngắn hạn ngân hàng với tài sản thế chấp chính là hàng tồn kho

Lượng hàng hoá tồn kho của Công thường thường là rất lớn. Công ty nên coi lượng dự trữ tồn kho như một khoản thế chấp để vay vốn ngân hàng khi cần thiết.

- Tìm kiếm nguồn tài trợ dài hạn

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển, Công ty phải tìm kiếm các nguồn tài trợ dài hạn. Đây là nguồn vốn ổn định và lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của Công ty.

Hiện nay, sau khi Cổ phần hoá, nguồn tài trợ dài hạn của Công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu, lợi nhuận giữ lại không chia. Bởi vậy, để tìm kiếm nguồn tài trợ dài hạn, Công ty phải xây dựng được các dự án khả thi để vay vốn dài hạn hoặc xem xét đến khả năng phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn chủ sở hữu.

Tóm lại, lập kế hoạch huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng và vô cùng cần thiết giúp Công ty có một cơ cấu vốn linh hoạt và hiệu quả, góp phần quan trọng và sự lành mạnh hoá tình hình tài chính và sự phát triển của Công ty. Tuy nhiên, Công ty cũng cần chủ động trong việc sử dụng vốn đã được tạo lập sao cho có hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w