Đổi mới cơ chế quản lý, phân công lao động trong Công ty

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện (Trang 75 - 77)

II. Nguồn kinh phí

B. TSCĐ chưa cần dùng,

3.2.1.4 Đổi mới cơ chế quản lý, phân công lao động trong Công ty

Sự thành công hay thất bại của nhiều tổ chức đã chỉ ra rằng nguồn lực quan trọng nhất của tổ chức là con người. Vì vậy, công tác quản lý nguồn nhân lực là nội dung quan trọng trong quản lý hiện nay.

Quản lý nhân lực ở doanh nghiệp là hoạch định và tổ chức thực hiện hệ thống các chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm có nguồn nhân lực để sử dụng tốt nhất và không ngừng phát triển.

Công ty muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành một loạt các hoạt động một cách khoa học nhất. Công việc nào cũng do con người đảm nhiệm, hoạt động nào của doanh nghiệp cũng do con người tiến hành. Người lao động chỉ thực hiện nhiệm vụ được giao một cách say mê, sáng tạo khi họ có trình độ cao và được tạo động cơ, tức là cơ chế, chính sách sử dụng hấp dẫn, hài hoà lợi ích.

Chỉ khi môi trường chính trị - xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường lao động ổn định tốt thì Công ty mới duy trì và phát triển được với hiệu quả kinh tế cao. Để đạt được hiệu quả kinh tế bền vững, Công ty lại càng phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên mạnh, đồng bộ. Như vậy chất lượng nhân lực của Công ty quyết định các yếu tố đầu vào, chất lượng của sản phẩm trung gian, chất lượng của sản phẩm đầu ra, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và

hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính vì thế, cơ chế tổ chức quản lý có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng của Công ty. Bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý phù hợp sẽ hạn chế sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, đồng thời nâng cao năng lực kinh doanh của Công ty.

Công ty cần chú trọng khách phục những tồn tại trên thông qua các giải pháp:

- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các phòng ban, các phân xưởng và tới từng tổ sản xuất trong Công ty, tránh tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.

- Xây dựng tập thể người lao động trong Công ty thành một khối vững chắc, có tổ chức cao, phát huy đầy đủ kịp thời tính năng động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm đối với doanh nghiệp.

- Khi thiết kế và thực thi phương án thu hút và sử dụng con người cần biết và xét đến nhu cầu, động cơ hoạt động và tính cách của từng người cụ thể.

- Đối với cán bộ lãnh đạo, yêu cầu đặt ra về năng lực là:

+ Có óc quan sát thị trường, bạn hàng, đối thủ, các thay đổi của cơ chế quản lý, kỹ năng và kiến thức sử dụng con người.

+ Biết dũng cảm, mạo hiểm, chấp nhận rủi ro và đặc biệt là biết phải làm cái gì, như thế nào.

+ Bền bỉ và quyết tâm giành thắng lợi ban đầu, giành thắng lợi liên tục trong kinh doanh.

- Đối với cán bộ chuyên môn là phải biết vận hành, am hiểu, chỉ đạo đội ngũ cán bộ nhân viên dưới quyền thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn

được giao, đón đầu các chủ trương phát triển mới để luôn giành thế chủ động trong công việc.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện (Trang 75 - 77)