Thực hiện đầy đủ công tác bảo dưỡng, sửa chữa và thanh lý TSCĐ trong công ty

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện (Trang 80 - 81)

II. Nguồn kinh phí

B. TSCĐ chưa cần dùng,

3.2.2.4. Thực hiện đầy đủ công tác bảo dưỡng, sửa chữa và thanh lý TSCĐ trong công ty

TSCĐ trong công ty

+ Để nâng cao năng lực của máy móc thiết bị cũng như đảm bảo cho chúng được hoạt động một cách liên tục và đạt được hiệu quả cao thì công ty cần phải có chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên hoặc sửa chữa lớn định kỳ. Có như vậy mới không xảy ra tình trạng TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại, làm gián đoạn quá trình sản xuất.

+ Trong năm qua, nhìn chung công tác sửa chữa TSCĐ của công ty đã được tổ chức thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, do trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân phân xưởng cơ điện chưa cao, một số máy móc thiết bị bị hư hỏng nặng dẫn đến công tác sửa chữa TSCĐ của công ty phải thuê ngoài. Việc thuê ngoài sửa chữa TSCĐ đôi khi vẫn chưa đảm bảo về chất lượng, chi phí, giá thành sửa chữa còn cao. Trong công tác lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa lớn, nhỏ TSCĐ cần được quan tâm hơn nữa để công ty chủ động hơn trong việc điều động máy móc thiết bị phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất.

+ Để duy trì khả năng làm việc lâu dài và sử dụng TSCĐ có hiệu quả công ty cần:

- Phải có kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ: có nghĩa là căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, căn cứ vào nhu cầu sản xuất và chu kỳ sửa chữa máy móc thiết bị, công ty lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ định kỳ tháng, quý, năm cho những TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất và đồng thời có kế

hoạch bảo dưỡng kịp thơì những TSCĐ chưa cần dùng đang bảo quản. điều quan trọng trong công tác lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ là làm sao để khi một TSCĐ này đem đi bảo dưỡng, sửa chữa thì phải thực hiện việc bố trí kịp thời một TSCĐ thay thế để tiếp tục sản xuất; tránh tình trạng khi TSCĐ được đem sửa chữa thì quá trình sản xuất bị ngừng trệ, gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc, đến hiệu quả sử dụng của TSCĐ.

- Cần đầu tư nâng cao tay nghề đội ngũ công nhân phân xưởng cơ điện để nẵm vững, sửa chữa những hỏng hóc của TSCĐ trong công ty. Phân xưởng này có trách nhiệm hoàn thành các kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị để cho sản xuất. Để làm tốt công tác này, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch vật tư và các phân xưởng sản xuất có trách nhiệm theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động của máy móc thiết bị để nắm chắc được tình trạng kỹ thuật của chúng, từ đó công ty đưa ra được biện pháp xử lý phù hợp.

- Công ty cũng cần làm tốt hơn công tác đặt các định mức kỹ thuật về vật tư, phụ tùng thay thế, dụng cụ sửa chữa phục vụ cho công tác sửa chữa TSCĐ cũng như về thời gian sửa chữa làm căn cứ để kiểm tra, giám sát công tác này. Trước khi sửa chữa TSCĐ cần chú ý đến việc lập biên bản đánh giá tình trạng thực tế của thiết bị khi vào xưởng và lập kế hoạch dự toán sửa chữa cho từng loại TSCĐ.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w