Tình hình sửa chữa tài sản của công ty

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện (Trang 56 - 57)

II. Nguồn kinh phí

4 Nợ dài hạn + nguồn vốn

2.2.1.4. Tình hình sửa chữa tài sản của công ty

Công tác sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ không chỉ nhằm mục đích khôi phục giá trị sử dung mà còn nâng cao năng lực sử dụng của TSCĐ.

Xác định được tính quan trọng của việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định nên công ty đã có những biện pháp cụ thể bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ như: lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, lập dự toán sửa chữa, lập kế hoạch thay thế các TSCĐ khi có sự cố, hư hỏng...

Trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm phục vụ cho ngành điện, TSCĐ dùng trong lĩnh vực này chủ yếu là máy móc thiết bị, ôtô, hệ thống công cụ, dụng cụ đo lường thí nghiệm… Đây là các loại TSCĐ liên tục có các sửa chữa lớn, thay thế và cần bảo dưỡng theo định kỳ.

Công ty đã xây dựng riêng tổ cơ điện trực thuộc phân xưởng Sơn nhựa - cơ điện đảm nhiệm chức năng sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc thiết bị, xe ôtô, hệ thống công cụ, dụng cụ đo lường thí nghiệm… của công ty, nhằm đảm bảo cho các TSCĐ này hoạt động an toàn và liên tục.

Ngoài ra trong công ty còn đầu tư xây dựng nhiều loại nhà kho thích hợp cho các loại ôtô, máy móc và thiết bị tránh mưa nắng, hư hỏng do thiên nhiên gây ra. Do vậy, hầu hết các TSCĐ của công ty luôn được hoạt động và vận hành liên tục trong điều kiện tốt.

Các loại TSCĐ khác như nhà cửa, máy móc thiết bị phát sinh hỏng đều được sửa chữa, thay thế và nâng cấp kịp thời do đó hiệu quả sử dụng các loại TSCĐ này cao, các TSCĐ đều phục vụ hết công suất, không có TSCĐ thừa, chưa cần dùng. Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ này hàng năm được công ty lập kế hoạch chi tiết do đó công tác bảo dưỡng, sửa chữa luôn được kịp thời, hợp lý.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện (Trang 56 - 57)