Thẩm định về kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 167)

III A Đào tạo tại nước ngoà

THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

9.3.6 Thẩm định về kinh tế-xã hộ

Đối với mọi dự án đều cần đặc biệt quan tâm đến khía cạnh kinh tế xã hội với mục tiêu:

- Dự án có sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất nước không? Đã mang lại lợi ích kinh tế gì cho đất nước?

- Dự án có tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống hay không ?

- Mục tiêu của dự án có phù hợp với mục tiêu xã hội không? Khi đánh giá cần dựa vào các chỉ tiêu sau:

+ Giá trị gia tăng:

Bao gồm giá trị gia tăng trực tiếp và gián tiếp. Khi xem xét chỉ tiêu giá trị gia tăng của dự án cần chú ý đến cơ cấu của nó. Cần quan tâm cả phần giá trị mới tạo ra và tiền lương. Các dự án có giá trị gia tăng càng cao càng tốt.

+ Tỷ lệ giá trị gia tăng / vốn đầu tư: Càng lớn càng tốt

+ Mức độ giải quyết việc làm: Nguyên tắc chung là dự án càng giải quyết được nhiều việc làm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

+ Tiết kiệm hoặc thu nhập ngoại tệ:

Tính toán ngoại tệ tiết kiệm được trong trường hợp dự án có sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu. Việc tăng thu nhập ngoại tệ được tính toán khi dự án có sản phẩm xuất khẩu, Việt Nam là nước đang thiếu ngoại tệ nên số ngoại tệ tiết kiệm và thu nhập càng nhiều càng tốt

+ Tỷ lệđóng góp cho ngân sách /vốn đầu tư : Càng lớn càng tốt

+ Tỷ giá hối đoái thực tế: Càng thấp so với tỉ giá hối đoái của Ngân hàng nhà nước càng tốt.

Ngoài ra có thể còn có thể đánh giá qua các khía cạnh của dự án như đóng góp phát triển địa phương, mức độ sử dụng nguyên vật liệu trong nước, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển các ngành khác, vấn đề phân phối... Đặc biệt là vấn đề môi trường.

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 167)