Xác định công suất của máy móc thiết bị và của dự án:

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 94 - 98)

II. TƯ VẤN XÂY DỰNG

e. Xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm:

4.3.2.3 Xác định công suất của máy móc thiết bị và của dự án:

a. Công suất của máy móc thiết bị:

Cần phân biệt các loại công suất:

- Công suất thiết kế: là khả năng sản xuất sản phẩm trong một giờ của thiết bị. - Công suất lý thuyết: là công suất tối đa trên lý thuyết mà thiết bị có thể thực hiện được với giả thiết là thiết bị hoạt động liên tục không bị gián đoạn vì bất kỳ một lý do nào như: mất điện, máy hỏng... trong thời gian quy định (bao nhiêu ca trong một ngày, bao nhiêu ngày trong một năm).

Công suất lý thuyết / năm = (Công suất /giờ)*(Số giờ làm việc/ ngày)*(số ngày làm việc/năm)

- Công suất thực tế: là công suất thực tế đạt được, công suất này luôn nhỏ hơn công suất lý thuyết. Trong điều kiện hoạt động tốt nhất công suất thực tế cũng chỉ đạt trên dưới 90% công suất lý thuyết. Điều này do nhiều nguyên nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động (lý do về kỹ thuật, về sử dụng thời gian, về đảm bảo các điều kiện khác cho máy hoạt động...)

- Công suất kinh tế tối thiểu: biểu hiện mức sản phẩm tối thiểu cần thiết phải được sản xuất trong một đơn vị thời gian để dự án không bị lỗ. Có nhiều loại thiết bị nếu công suất quá nhỏ là không kinh tế vì chi phí sản xuất bình quân của một đơn vị sản phẩm rất cao (thí dụ các thiết bị của nhà máy ximăng, nhà máy lọc dầu, nhà máy sản xuất phân bón).

b. Công suất của dự án:

Nội dung và trình tự của việc xác định công suất của dự án bao gồm các bước sau đây:

+ Xác định công suất bình thường có thể của dự án.

Công suất bình thường có thể của dự án là số sản phẩm cần sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà dự án dự kiến sẽ chiếm lĩnh.

Ví dụ 4.1: Một dự án sản xuất bia, sau khi nghiên cứu thị trường đã xác định được phần nhu cầu mà dự án sẽđáp ứng là 9.600.000 người uống bia, với mức uống bình quân 1 người 1 ngày là 0,25 lít. Vậy công suất bình thường có thể của dự án này là:

9.600.000 x 0,25 x 365 = 876.000.000 lít/năm.

Biết rằng 1 năm có 8.760 giờ, thì công suất bình thường có thể của dự án này là:

n h n l / 760 . 8 / 000 . 000 . 876 = 100.000 lít/giờ

+ Công suất tối đa danh nghĩa:

Công suất tối đa danh nghĩa biểu hiện bằng số sản phẩm cần sản xuất vừa để đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường mà dự án sẽ chiếm lĩnh, vừa để bù vào những hao hụt tổn thất trong quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển và bốc dỡ. Trong thí dụ trên, giả sử hao hụt trong bốc dỡ là 5%. Vậy để có được số bia đưa ra thị trường là 876.000.000lít/năm thì số bia trước khi bốc dỡ phải là:

95 / 000 . 000 . 876 l n x 100 = 922.105.000 lít/năm.

Nếu mức độ hao hụt trong vận chuyển là 10%, thì số bia cần đưa ra để vận chuyển là: 90 / 000 . 105 . 922 l n x 100 = 1.024.061.000 lít/năm

Ngoài ra, mức hao hụt trong sản xuất và lưu kho là 5%. Vậy số bia cần sản xuất là: 95 / 000 . 061 . 024 . 1 l n x 100 = 1.078.500.000 lít/năm.

Số lượng bia 1.078.500.000 lít/năm chính là công suất tối đa danh nghĩa.

+ Công suất sản xuất của dự án :

Là số sản phẩm mà dự án cần sản xuất trong một đơn vị thời gian nhỏ nhất (giờ hoặc ca) đểđáp ứng nhu cầu của thị trường mà dự án có thể và cần chiếm lĩnh có tính đến thời gian và chế độ làm việc của lao động, của máy móc thiết bị trong năm.

Trong thí dụ trên, nếu nhà máy làm việc 261 ngày/năm, mỗi ngày làm việc 1 ca (8 giờ) thì số bia cần sản xuất 1 giờ là: 8 * 261 000 . 500 . 078 . 1 = 516.500 lít/ giờ. Nếu thời gian nghỉ việc giữa ca là 10% thì mỗi giờ phải sản xuất là: 90 500 . 516 x 100 = 573.889 lít/giờ. Như vậy: 573.889 lít/giờ chính là công suất sản xuất của dự án.

Để xác định công suất khả thi của dự án cần căn cứ vào các yếu tố sau đây: - Nhu cầu thị trường (công suất sản xuất)

- Trình độ kỹ thuật của máy móc thiết bị (công suất của loại máy móc thiết bị đã được lựa chọn)

- Khả năng cung cấp nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, khả năng và chi phí về vốn đầu tư.

Thông thường, những năm đầu do những khó khăn khác nhau về kỹ thuật sản xuất và tiêu thụ chỉ dự kiến sử dụng 40÷50% công suất. Chỉ từ năm thứ ba và thứ tư trởđi mới có thểđạt được mức công suất thực tế khả thi.

Tuy nhiên, mức sản xuất dự kiến trong các năm đầu của dự án khác nhau có thể có sự khác nhau đáng kể tuỳ thuộc vào nhu cầu của thị trường, vào đặc điểm của sản phẩm và quy trình công nghệ (loại đơn sản phẩm như ximăng: loại đa sản phẩm như dầu hoả; loại sản xuất từng mẻ, từng mặt hàng đặt trước như cơ khí, công nghệ phẩm; loại sản xuất từng khối, từng dàn hay theo bộ phận như xe hơi...)

Từ việc xác định công suất khả thi của dự án sẽ lựa chọn loại công suất của máy móc thiết bị tối ưu. Nếu nguyên liệu không đủ cung cấp thì phải sử dụng loại công suất thấp. Công suất này có thể nhỏ hơn công suất kinh tế tối thiểu.

Bng mc sn xut d kiến cđời d án có dng sau đây Năm Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Tên sản phẩm sản xuất % công suất Sản lượng % công suất Sản lượng % công suất Sản lượng ... A. Sản phẩm chính A B B. Sản phẩm phụ C 4.3.2.4 Nguyên vt liu đầu vào:

Nguyên vật liệu đầu vào bao gồm tất cả các nguyên vật liệu chính và phụ, vật liệu bao bì đóng gói. Đây là một khía cạnh kỹ thuật quan trọng của dự án, cần phải được xem xét một cách kỹ càng.

Trước hết phải xem xét nguyên vật liệu sẽ sử dụng cho dự án thuộc loại nào trong các loại sau đây:

- Nguyên liệu là nông sản: đây là loại nguyên liệu cung cấp có tính thời vụ, hư hỏng hao hụt trong vận chuyển lớn, có những hạn chế về điều kiện địa lý và tự nhiên.

- Nguyên liệu là lâm sản và gia cầm gia súc: khả năng cung cấp phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng và thu gom nguyên liệu từ nơi có vềđến nhà máy.

- Nguyên liệu là các sản phẩm dưới nước (thuỷ, hải sản chẳng hạn). Để có thể chủ động và đảm bảo được chất lượng và khả năng cung cấp đều đặn theo kế hoạch phải trang bị cho dự án các phương tiện cần thiết cho hoạt động dưới nước như ghe, tàu đánh cá, đánh bắt tôm... Đối với loại nguyên liệu này vấn đề quan trọng là tiềm năng cung cấp, hiệu suất và chi phí thu gom.

- Nguyên liệu là khoáng sản (kim loại, phi kim loại, cảđất sét) loại này cần đặc biệt thông tin chi tiết về trữ lượng có thể khai thác, địa điểm, kích thước, chiều sâu và thành phần của mỏ với các tạp chất, đặc tính lý hoá và các đặc tính khác. Tất cả điều này ảnh hưởng đến quy trình chế biến, đến lựa chọn máy móc thiết bị.

- Các nguyên liệu là sản phẩm công nghiệp gồm có kim loại cơ bản, sản phẩm công nghiệp trung gian, linh kiện. Đối với kim loại cơ bản cần tìm loại có khả năng thay thế cho nhau (thay đồng bằng nhôm trong hệ thống phân phối điện năng vì nhôm giá rẻ hơn). Đối với nguyên liệu là sản phẩm công nghiệp trung gian (của ngành công nghiệp hoá dầu, dầu hỏa...) phải xem xét cẩn thận khả năng cung cấp và chi phí của nguyên liệu đó. Nếu nhập từ nước ngoài thì ảnh hưởng đến nền sản xuất trong nước ra sao? Đối với nguyên liệu của ngành chế tạo máy là lắp ráp, ngoài thép ra còn có sự kết hợp của nhiều bộ phận hoặc linh kiện làm sẵn ở các cơ sở khác. Dự án cần xác định phương thức lắp ráp hay phải tự làm từ A đến Z thì có lợi hơn.

- Nguyên vật liệu phụ: các hoá chất, các chất phụ gia, sơn, dầu bóng, bao bì, chất rửa, vật liệu bảo dưỡng, dầu nhờn...

Đặc tính và chất lượng nguyên vật liệu sử dụng cho dự án: thông thường người ta chọn nguyên vật liệu có chất lượng thích hợp với chất lượng sản phẩm sẽ được sản xuất. Chất lượng của nguyên vật liệu được thể hiện ở các đặc tính sau đây:

- Tính chất vật lý: kích cỡ, dạng, tỷ trọng, thể trạng (khí, lỏng, rắn) điểm nóng chảy, điểm sôi...

+ Tính chất hoá học: thành phần hoá học, độ tinh khiết, độ cứng của nước, chỉ số ôxi hoá, tính nóng chảy, tính dẫn nhiệt...

+ Tính chất cơ học: độ biến dạng, độ dẻo, độ cứng, sức nén...

+ Các đặc tính về điện và từ: khả năng dẫn điện, điện trở, từ tính, hằng số điện môi...

Nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến sự sống còn và quy mô của dự án sau khi đã xác định được quy trình công nghệ, máy móc thiết bị.

động hết đời. Nếu không đủ thì có thể phải chọn địa điểm khác hoặc giảm quy mô của dự án (xây lò gạch ở nơi có lượng đất sét đủ cung cấp cho hoạt động từ 10 ÷ 15 năm). Khi nguyên liệu chính dự kiến sử dụng cho dự án cũng có thể được sử dụng cho các dự án khác (chẳng hạn khí thiên nhiên được dự kiến sử dụng để sản xuất điện năng cho dự án, trong khi đó nó cũng có thểđược sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác như phân bón, các hoá chất từ dầu hoả) thì phải cân nhắc tính kinh tế nếu xảy ra trường hợp thứ hai.

Khi nguyên liệu chính phải nhập từ nước ngoài từng phần hoặc toàn bộ, cần xem xét đầy đủ các ảnh hưởng của việc nhập này: khả năng ngoại tệ, sự ràng buộc bởi thiết bị mua sắm (đặc biệt đối với các nguyên liệu là các sản phẩm trung gian của các nhà cung cấp thiết bị), sự phụ thuộc vào nước cung cấp nguyên liệu (linh kiện, sản phẩm trung gian, các bộ phận của máy móc), sựảnh hưởng của nó tới sản xuất nguyên liệu trong nước buộc Nhà nước phải thực hiện các chính sách bảo hộ hoặc kiểm soát nhập khẩu.

Š Giá thu mua, vận chuyển và kế hoạch cung ứng:

Đối với nguyên vật liệu trong nước, giá mua hiện tại có đối chiếu với giá trong quá khứ và chiều hướng trong tương lai. Chi phí thu gom, chuyên chở phải được tính đầy đủ. Nếu là nguyên vật liệu nhập thì tính theo giá CIF cùng với chi phí bốc dỡ, lệ phí cảng, phí bảo hiểm, các loại thuế, chi phí vận chuyển đến nhà máy.

Phải lập kế hoạch thu mua, vận chuyển nguyên vật liệu theo yêu cầu của sản xuất. Có thể tổ chức thu mua qua các mạng lưới, tổ chức khác.

Phải ước tính tổng nhu cầu và chi phí các loại nguyên vật liệu hằng năm cho dự án căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm, định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. Lượng vật liệu và số ngày dự trữ, tồn kho, lượng vật liệu đang nằm trong sản xuất chế biến, lượng hao hụt khi thu mua vận chuyển và sử dụng. Biểu tính toán có dạng như sau:

Nhu cu và chi phí vt liu d kiến

Năm sản xuất

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)