PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY CỦA DỰ ÁN:

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 47 - 50)

Hiệu quả của dự án phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào được dự báo trong khi lập dự án nhất là những yếu tố giá cả, tài chính trong tương lai xa. Vì vậy cần phải xem xét tính ổn định về mặt tài chính của các dự báo thông qua các chỉ tiêu hiệu quả (sensitivity analysis) khi có biến động của các đầu vào này.

Độ nhạy của dự án là mức độ biến đổi của các chỉ tiêu hiệu quả như: lợi nhuận, hiện giá của hiệu số thu chi(NPV), hay suất thu lợi nội tại (IRR),…khi ta thay đổi các chỉ tiêu tính toán có mặt trong dòng tiền tệ so với tình trạng bình thường ban đầu.

3.1 Phân tích ảnh hưởng của các chỉ tiêu :

Độ nhạy của dự án có thể khảo sát theo sự thay đổi của từng chỉ tiêu riêng rẽ hay hầu hết các chỉ tiêu đồng thời. Độ nhạy thường được xem xét theo các tình huống tốt nhất, xấu nhất và bình thường để quyết định cuối cùng.

* Các đại lượng đầu vào có thể biến động ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án thường là :

- Mức lãi suất tính toán : chọn mức lãi suất tính toán thấp làm dự án trở nên hấp dẫn. Trong thực thế lãi suất có thể cao hơn.

- Doanh số : Sự thay đổi về doanh số hàng năm có thể làm cho dự án từ lỗ thành lãi và ngược lại.

- Tuổi thọ dự án : Thông thường nếu quá lạc quan về mặt thị trường có thể dự báo tuổi thọ dự án lớn hơn thực tế, làm cho NPV tăng lên.

- Giá bán sản phẩm : Đặc biệt các sản phẩm mới nếu không điều tra kỹ thị trường và sự phát triển công nghệ thì có thể dự báo giá sản phẩm quá cao so với thực tế.

- Các yếu tố chi phí sản xuất : Có tính quyết định đến giá thành sản phảm và hiệu quả dự án.

- Chi phí cơ hội của vốn : đại lượng này biến động tuỳ theo thị trường vốn, nếu có biến động tăng trong khi thực hiện dự án có thể làm cho dự án không còn hấp dẫn nữa.

* Các đại lượng đầu ra cần phân tích :

- Giá trị tuyệt đối lợi nhuận thu được, nên phân tích hiệu quả kinh tế xã hội thì đó là giá trị gia tăng.

- Hiện giá thu hồi ròng ( NPV) - Suất thu hồi nội bộ (IRR)

- Chỉ số lợi ích / chi phí (BCR) - Điểm hoà vốn (BEP)

3.2 Theo phương pháp chuyên gia :

- Đầu tiên dựa vào ý kiến của các chuyên gia dự kiến sự thay đổi tình huống, giá cả, sản lượng trong tương lai.

- Tính toán các chi phí hiệu quả theo sự thay đổi đó.

- Nếu các chỉ tiêu tính lại vẫn đạt thì dự án được xem là ổn định

Có thể phân tích độ nhạy theo sự thay đổi của một yếu tố hay một vài yếu tố phối hợp. Cũng có thể dùng phương pháp Monte-Carlo để mô phỏng phản ứng của dự án đối với các thay đổi của các yếu tố đầu vào.

3.2 Theo phương pháp xác suất :

- Tính kỳ vọng toán học của chỉ tiêu hiệu quả theo 3 tình huống : tốt nhất, xấu nhất và bình thường

- Ước lượng xác suất có thể xảy ra đối với các tình huống này.

- Tính kỳ vọng toán học của các chi tiêu hiệu quả ứng với các xác suất nói trên

- Tính độ lệch tiêu chuẩn của các chỉ tiêu hiệu quả. Phương án nào có độ lệch tiêu chuẩn nhỏ hơn thì có độ ổn định cao hơn.

* Kỳ vọng toán (R) của một chỉ tiêu nào đó được tính : ∑ = = n i i i p R R 1 ) . (

* Độ lệch tiêu chuẩn (δ) theo công thức :

∑[ ] = − = n i i i R p R 1 2. ) ( δ

Trong đó : i: các tình huống (i=1,2,3...n) n: số tình huống có thể xảy ra

Ri : trị số chỉ tiêu hiệu quả đang tính, ở tình huống i pi : xác suất xảy ra tình huống i

Ví dụ 2.28: Phân tích độ nhạy của 2 phương án sau đây : Phương án Tình huống kinh tế Xác suất xảy ra Lợi nhuận ứng với tình huống i Ri*pi Xấu nhất 0,2 400 80 Bình thường 0,6 500 300 A Tốt nhất 0,2 600 120 Xấu nhất 0,2 0 0 Bình thường 0,6 500 300 B Tốt nhất 0,2 1000 200

™ Một số kinh nghiệm về lĩnh vực áp dụng của phương pháp phân tích tài

chính:

Việc áp dụng phương pháp nào hợp lý phụ thuộc vào tính chất, quy mô của dự án, vào giai đoạn lập dự án, vào mục tiêu của nhà đầu tư và ý muốn của họ.

- Theo tính chất của dự án, những dự án đầu tư phục vụ lợi ích công cộng thường dùng chỉ tiêu tỷ số thu chi B/C. Tỷ số này thường ít được dùng để phân tích các dự án của các chủ đầu tư nhằm kinh doanh thu lợi nhuận.

- Theo quy mô của dự án một số tác giả đề xuất lĩnh vực áp dụng các phương pháp phân tích như sau:

Quy mô của dự án Tên phương pháp

Nhỏ T.Bình Lớn 1. Phương pháp dùng chỉ tiêu NPV có có có 2. Phương pháp dùng chỉ tiêu IRR có có có

3. Phương pháp dùng chỉ tiêu Thv có có có

4. Phân tích độ nhạy Ít có có

5. Phân tích dự án trong điều kiện rủi ro không ít có

- Theo giai đoạn tính toán dự án đầu tư, người ta thường dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh cho giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và nhóm chỉ tiêu động cho giai đoạn nghiên cứu khả thi.

- Theo cách kết hợp giữa mục đích kinh doanh và mục đích an toàn kinh doanh, ví dụ kết hợp giữa chỉ tiêu IRR hay NPV với chỉ tiêu Thv tĩnh và động, giữa các chỉ tiêu này với các kết quả phân tích độ nhạy cũng như phân tích rủi ro với các chỉ tiêu an toàn về tài chính.

- Kết hợp các chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối NPV với chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tương đối IRR, BCR

Š Bài tập:

1. Tính kỳ vọng, lãi ròng và độ lệch chuẩn của hai dự án A và B. Số liệu cho như sau. Nếu [LR] ≥ 350 và [δ] ≤ 50 thì nên chọn dự án nào?

Dự án Trạng thái thị

trường Ei Xác suất pi LR (triệu đồng)

E1: Xấu 0,3 200 E2: Bình thường 0,4 300 A E3: Tốt 0,3 400 E1: Xấu 0,3 0 E2: Bình thường 0,4 300 B E3: Tốt 0,3 600

Chương III

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)