Nghiên cứu cơ hội đầu tư:

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 54 - 57)

3. TRÌNH TỰ VÀ CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

3.1Nghiên cứu cơ hội đầu tư:

Đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng, của đất nước.

N/C cơ hội đầu tư N/C tiền khả thi N/C khả thi Thẩm định và quyết định Thương lượng và đầu thầu Thiết kế Xây dựng và đào tạo Khởi động III- Vận hành II- Đầu tư IV- Đánh giá I- Tiền đầu tư Các nghiên cứu hỗ trợ

Các giai đoạn của chu trình đầu tư (Nguồn UNIDO)

Cần phân biệt hai cấp độ nghiên cứu cơ hội đầu tư. Cơ hội đầu tư chung và cơ hội đầu tư cụ thể :

+ Cơ hội đầu tư chung: là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ ngành, vùng hoặc cả nước. Nghiên cứu cơ hội đầu tư chung nhằm phát triển những lĩnh vực, những bộ phận hoạt động kinh tế xã hội cần và có thểđầu tư trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, đất nước hoặc của từng loại tài nguyên thiên nhiên của đất nước, từ đó hình thành các dự án sơ bộ. Các cấp quản lý kinh tế, các cấp chính quyền, các tổ chức quốc tế (nếu được mời), các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư có liên quan đến dự án sẽ tham gia (ở mức độ khác nhau) vào quá trình nghiên cứu và sàng lọc các dự án, chọn ra một số dự án thích hợp với tình hình phát triển và khả năng của nền kinh tế với thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng, của đất nước hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của ngành và hứa hẹn hiệu quả kinh tế tài chính khả quan.

+ Cơ hội đầu tư cụ thể: là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ từng đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm phát triển những khâu, những giải pháp kinh tế kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đơn vị cần và có thể được đầu tư trong từng thời kỳ kế hoạch, để vừa phục vụ cho việc thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị vừa đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, vùng và đất nước.

Để phát hin các cơ hi đầu tư cn xut phát t nhng căn c sau đây:

- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng, của đất nước, hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngành, của cơ sở. Đây là định hướng lâu dài cho sự phát triển.

- Nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới về các mặt hàng hoặc hoạt động dịch vụ cụ thể nào đó.

- Hiện trạng của sản xuất và cung cấp các mặt hàng và hoạt động dịch vụ đó trong nước và trên thế giới còn chỗ trống trong một thời gian tương đối dài, ít nhất cũng vượt thời gian thu hồi vốn đầu tư.

- Tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, lao động, tài chính, quan hệ quốc tế... có thể khai thác để có thể chiếm lĩnh được chỗ trống trong sản xuất và tiến hành các hoạt động dịch vụ trong nước và thế giới. Những lợi thế so sánh với thị trường ngoài nước so với các địa phương, các đơn vị khác trong nước.

- Những kết quả về tài chính, kinh tế xã hội sẽđạt được nếu thực hiện đầu tư. Mục tiêu của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là xác định một các nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ thấy về các khả năng đầu tư trên cơ sở những thông tin cơ bản đưa ra đủđể làm cho người có khả năng đầu tư phải cân nhắc, xem xét và đi đến quyết định có triển khai tiếp sang giai đoạn nghiên cứu sau hay không.

Bản chất của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là khá sơ sài. Việc xác định đầu vào, đầu ra và hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội của cơ hội đầu tư thường dựa vào các ước tính tổng hợp, hoặc các dự án tương tự đang hoạt động ở trong nước hoặc ngoài nước.

Việc nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư ở mọi cấp độ phải được tiến hành thường xuyên để cung cấp các dự án sơ bộ cho nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, từđó xác định được danh mục các dự án đầu tư cần thực hiện trong từng thời kỳ kế hoạch.

Sau khi nghiên cứu phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư, những thông tin cơ bản về từng cơ hội đầu tư được hệ thống hóa trong báo cáo thống kê - kỹ thuật về cơ hội đầu tư. Kết cấu của báo cáo này như sau :

Báo cáo kinh tế - kỹ thuật về cơ hội đầu tư : a/Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư:

+ Tên dự án + Sự cần thiết đầu tư + Mục tiêu, nhiệm vụđầu tư + Vị trí ưu tiên của hoạt động đầu tư b/ Vốn đầu tư dự tính : Tổng vốn đầu tư trong đó : + Vốn đầu tư vào tài sản cốđịnh + Vốn đầu tư vào tài sản lưu động c/ Các nguồn vốn dự tính : + Vốn tự có + Vốn vay + Vốn khác d/ Ước tính hiệu quả kinh tế : + Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính + Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội 3.2 Nghiên cứu tiền khả thi :

Đây là bước nghiên cứu tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn, có quy mô đầu tư lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, thời gian thu hồi vốn lâu, có nhiều yếu tố bất định tác động. Bước này nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội đầu tư còn thấy phân vân chưa chắc chắn, nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc các cơ hội đầu tư (đã được xác định ở cấp độ ngành, vùng, hoặc cả nước) hoặc để khẳng định lại cơ hội đầu tư đã lựa chọn có đảm bảo tính khả thi hay không.

Đối với các cơ hội đầu tư có quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt kỹ thuật và triển vọng đem lại hiệu quả là rõ ràng thì có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi này.

Ni dung nghiên cu tin kh thi bao gm các vn đề sau đây :

- Các bối cảnh chung về kinh tế, xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến dự án - Nghiên cứu thị trường về sản phẩm dịch vụ có liên quan đến cơ hội đầu tư

- Nghiên cứu tài chính dự án

- Nghiên cứu các lợi ích kinh tế - xã hội của dự án

(Những nội dung này cũng được xem xét ở giai đoạn nghiên cứu khả thi sau này nhưng ở mức độ sâu hơn, chi tiết hơn).

Đặc điểm nghiên cứu các vấn đề trên ở giai đoạn này là chưa chi tiết, xem xét ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật, tài chính kinh tế của cơ hội đầu tư và toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư, vận hành kết quảđầu tư, do đó, độ chính xác chưa cao. Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu tiền khả thi là báo cáo đầu tư xây dựng công trình.

Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư xây dựng công trình

(Theo Quy chế QLDDT&XD, số 16/NĐ-CP ban hành 07-02-2005 )

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 54 - 57)