Các mục tiêu xã hội (nâng cao đời sống xã hội và lợi ích công cộng)

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 25 - 26)

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ: 1 Cơ sở để lựa chọn phương án đầu tư :

2.1.2Các mục tiêu xã hội (nâng cao đời sống xã hội và lợi ích công cộng)

Tổ chức phát triển công nghiệp của LHQ (UNIDO) nêu ra 6 mục tiêu xã hội làm căn bản khi xét các dự án đầu tư cho các nước phát triển :

+ Nhu cầu tiêu dùng tổng hợp (Aggregate consumption) + Phân phối thu nhập (Income Distribution)

+ Tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân (Growth Rate of Natiional Income) + Tạo việc làm (Employment Level)

+ Mức độ tự lực cánh sinh (Self-Reliance)

+ Những mong muốn chính đáng (Merit Wants), ví dụ phát triển giáo dục, y tế, xã hội v.v...

Như vậy khi xét chọn phương án có những quan điểm khác nhau.

a/ Quan điểm của cá nhân hoặc nhóm tài trợ dự án :

Đây là quan điểm gần như chính thống của các doanh nghiệp, cá nhân hay nhóm các nhà đầu tư thường đặc biệt chú ý đến quyền lợi của chính họ. Tuy nhiên Nhà nước với chức năng quản lý của mình phải bảo vệ các lợi ích của quần chúng trên quan điểm quốc gia.

b/ Quan điểm của nhân dân địa phương (tỉnh, huyện, xã ..)

Chính quyền địa phương thường không đại diện đầy đủ cho quan điểm quốc gia do :

- Họ không có đủ kinh phí để xác nhận tất cả các hệ quả có thể của dự án ở những phạm vi ngoài thẩm quyền của họ

- Họ thường chịu áp lực của các nhóm dân cư địa phương bị ảnh hưởng của dự án.

c/ Quan điểm của toàn bộ quốc gia :

Đây là quan điểm nhìn về phúc lợi tổng hợp dài hạn của quốc gia.

Khi phân tích một dự án phải xét đồng thời các quan điểm đó. Với các dự án Nhà nước về nguyên tắc người ta quyết định ở mọi cấp phải đánh giá dự án qua

quan điểm quốc gia và có cân nhắc những tổn thất của quốc gia để đạt được một số mục tiêu phát triển vùng.

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 25 - 26)