Nghiên cứu khả thi:

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 57 - 59)

3. TRÌNH TỰ VÀ CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

3.3Nghiên cứu khả thi:

Đây là bước sàng lọc cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu. Ở giai đoạn này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay không, có vững chắc, có hiệu quả hay không.

Ở bước nghiên cứu này, nội dung nghiên cứu cũng tương tự như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn. Mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động, tức là có tính đến yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu. Xem xét tính vững chắc về hiệu quả của dự án trong điều kiện có sự tác động của các yếu tố bất định và đưa ra các biện pháp tác động đảm bảo cho dự án hiệu quả. Nội dung nghiên cứu của giai đoạn khả thi gồm những vấn đề sau:

- Xem xét các khía cạnh kinh tế - xã hội tổng quát có liên quan đến việc phát triển vfa phát huy tác dụng của dự án đầu tư.

- Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc thị trường sử dụng dịch vụ của dự án.

- Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án. - Phân tích khía cạnh tài chính của dự án. - Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án.

Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu khả thi là dự án đầu tư xây dựng công trình Nội dung chủ yếu của dự án đầu tư xây dựng công trình

(Theo Quy chế QLDDT&XD, số 16/NĐ-CP ban hành 07-02-2005 )

Các nghiên cu h tr:

Nội dung nghiên cứu hỗ trợ đối với các dự án khác nhau thường khác nhau tuỳ thuộc vào những đặc điểm về mặt kỹ thuật của dự án, về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm do dự án cung cấp, về tình hình phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới.

+ Đối với các dự án có quy mô sản xuất lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu, sản phẩm so dự án cung cấp sẽ phải cạnh tranh trên thị trường thì việc nghiên cứu hỗ trợ về thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết để từ đó khẳng định lại quy mô của dự án và thời gian hoạt động của dự án bao nhiêu là tối ưu hoặc phải thực hiện các biện pháp tiếp thị ra sao để tiêu thụ hết sản phẩm của dự án có lãi.

+ Nghiên cứu thị trường đầu vào của các nguyên liệu cơ bản đặc biệt quan trọng đối với các dự án phải sử dụng nguyên vật liệu đối với khối lượng lớn mà việc cung cấp có nhiều trở ngại như phụ thuộc vào nhập khẩu hoặc đòi hỏi phải có nhiều thời gian (trồng tre, nứa, gỗ để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giấy) và bị hạn chế bởi điều kiện tự nhiên (phải có đủ số diện tích đất đai thích hợp cho việc trồng tre, nứa, gỗ trong thí dụ trên).

+ Nghiên cứu hổ trợđể lựa chọn công nghệ, trang thiết bịđược tiến hành với các dự án đầu tư có chi phí đầu tư cho công nghệ và thiết bị là lớn mà công nghệ và trang thiết bị này lại có nhiều nguồn cung cấp với giá khác nhau, các thông số kỹ thuật (công suất tuổi thọ....), thông số kinh tế (chi phí sản suất, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm có thể bán được) khác nhau.

+ Nghiên cứu quy mô kinh tế của dự án cũng là một nội dung trong nghiên cứu hỗ trợ có nghĩa là nghiên cứu các khía cạnh của dư án về các mặt kinh tế, tài chính, kỹ thuật, từ đó lựa chọn các quy mô thích hợp nhất đảm bảo cuối cùng đem lại hiệu quả kinh tề tài chính cao nhất cho chủđầu tư và cho đất nước.

+ Nghiên cứu hỗ trợ vị trí trí thực hiện dự án đặt biệt quan trọng đối với các dự án có chi phí vận chuyển đầu vào và đầu ra (kể cả hao hụt tổn thất trong quá trình vận chuyển) lớn. Nhiệm vụ của nghiên cứu hỗ trợởđây là nhằm xác định được vị trí thích hợp nhất về mặt địa lý vừa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong hoạt động vừa đảm bảo chi phí vận

chuyển là thấp nhất.

Các nghiên cứu hỗ trợ có thể được tiến hành song song với nghien cứu khả thi,và cũng có thể tiến hành sau nghiên cứu khả thi tuỳ thuộc thời điểm phát hiện các khía cạnh cần phải tổ chức sâu hơn.

Tóm lại, cả ba giai đoạn nghiên cứu trên phải được tiến hành đối với các dự án đầu tư có quy mô vốn lớn nhằm đảm bảo từng bước phân tích sâu hơn, đầy đủ và chi tiết hơn, phát hiện và khắc phục dần những sai sót ở giai đoạn nghiên cứu trước. Điều này sẽ đảm bảo cho các kết quả nghiên cứu khả thi đạt được mức độ chíng xát cao.

Giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư nhằm loại bỏ ngay những dự án rõ ràng không khả thi mặt dù không cần đi sâu vào chi tiết. Tính không khả thi này được chứng minh bằng các số liệu thống kê, các tài liệu thông tin kinh tế dễ tìm. Điều đó giúp cho tiết kiệm được thì giờ, chi phí của các nghiên cứu kế tiếp.

Việc nghiên cứu tính khả thi nhằm loại bỏ các dư án bấp bênh (về thị trường, về kỹ thuật) những dư án mà kinh phí đầu tư quá lớn, mức sinh lợi nhỏ hoặc không thuộc loại ưu tiên trong chiến lược kinh tế -xã hội hoặc chiến lược phát triển sản suất kinh doanh. Nhờ đó các chủ đầu tư có thể hoặc loại bỏ dự án để khỏi tốn thời gian và phí, hoặc tạm xếp dự án lại chờ cơ hội thuận lợi hơn.

Còn nghiên cứu khả thi là xem xét lần cuối cùng nhằm đi đến những kết luận xác đáng về mọi vấn đề cơ bản của dự án bằng các số liệu đã được tính toán cẩn thận, chi tiết, các đề án kinh tế kỹ thuật, các lịch biểu và tiến độ thực hiện dự án trước khi quyết định đầu tư chính thức.

Đối với các dư án đầu tư có quy mô nhỏ, quá trình nghiên cứu có thể gom lại làm một bước.

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 57 - 59)