Dự báo cung tương la i:

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 87 - 88)

II. TƯ VẤN XÂY DỰNG

c. Dự báo cung tương la i:

Sau khi xác định được lượng cầu của thị trường sản phẩm của dự án trong tương lai công việc tiếp theo phải xác định lượng cung về hàng hóa và dịch vụ đó trong tương lai bao gồm của cơ sở hiện có hoặc của các dự án khác có thể có trong tương lai.

Để xác định cung về sản phẩm dự án cần phải thu thập được thông tin:

- Khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai của các cơ sở hiện có về hàng hóa dịch vụđang nghiên cứu (dự tính cơ sở khác có thể có).

- Dự kiến khả năng xuất nhập khẩu hàng hóa đó trong tương lai.

Phương pháp dự báo cung cũng tương tự như dự báo cầu. Tùy khối lượng thông tin thu thập được mà lựa chọn phương pháp dự báo thích hợp.

Trên cơ sở xác định được cầu và cung của thị trường trong tương lai, xác định được chênh lệch giữa cung và cầu. Chênh lệch giữa cung và cầu của thị trường trong tương lai chi phối trực tiếp đến việc hình thành dự án và quy mô của dự án.

d. Nghiên cu vn đề tiếp th và khuyến th :

Việc xác định có nhu cầu của thị trường về sản phẩm của dự án mới chỉ cho phép giải quyết một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm (khả năng tiêu thụ sản phẩm), còn làm thế nào để người tiêu thụ sử dụng sản phẩm của mình thay vì sử dụng sản phẩm của các dự án khác lại thuộc về khâu tiếp thị. Tiếp thị có nghĩa là xác định bằng cách nào, với chi phí bao nhiêu để có thể tiêu thịđược sản phẩm của dự án.

Để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hữu hiệu nhất cần phải xem xét các vấn đề sau đây: sản phẩm, giá cả, khuyến thị và biện pháp phân phối.

Để nghiên cứu và đề ra được phương án tiếp thị tối ưu phải xem xét các vấn đề sau đây :

- Xác định đối tượng của sản phẩm :

Bao gồm đặc tính của đối tượng, khu vực phân phối, các yêu cầu và thị hiếu của đối tượng đối với sản phẩm. Thông thường nếu sản phẩm thuộc loại sản phẩm thô thì vấn đề quan trọng nhất là giá cả và chất lượng có đạt được yêu cầu của quốc tế hay không. Trong trường hợp này nếu số lượng tiêu thụ nhỏ, việc khảo sát những yêu cầu của họ có thể được thực hiện bằng các biện pháp chào hàng trực tiếp và tiếp xúc trực tiếp để từ đó ký kết hợp đồng. Đối với các loại sản phẩm có tính năng tương tự có nhiều phức tạp hơn và đòi hỏi phải có chương trình nghiên cứu kỹ càng hơn. Các chương trình nghiên cứu này bao gồm các phương pháp điều tra chọn mẫu nhu cầu... của từng thành phần đối ượng, từ đó rút ra các tính năng cần thiết của sản phẩm cần phải có để được đối tượng chấp nhận. Với trường hợp này chỉ cần những thay đổi không đáng kêt cũng có thể đưa đến những hậu quả, kết quả khá lớn. Ví dụ : tên sản phẩm, hình thức sản phẩm...

- Phương pháp giới thiệu sản phẩm :

Căn cứ vào các đặc tính của đối tượng sản phẩm để lựa chọn các phương pháp giới thiệu sản phẩm khác nhau sau đây :

+ Tiếp xúc trực tiếp bằng thư từ, gửi mẫu...

+ Quảng cáo trên các tạp chí hoặc các hình thức thông tin đại chúng, phát thanh truyền hình..

+ Các hình thức quảng cáo khác như: hội chợ, triễn lãm...

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)