Phương pháp dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh:

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 26 - 30)

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ: 1 Cơ sở để lựa chọn phương án đầu tư :

2.2.1Phương pháp dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh:

Các chỉ tiêu tĩnh là các chỉ tiêu cho một giai đoạn, thường là 1 năm của dự án và không kể tới sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, cũng như không xét đến sự biến động của đồng tiền ở các khoảng thời gian khác nhau do ảnh hưởng của lạm phát hay khả năng sinh lời của tiền. Các chỉ tiêu này có thể chấp thuận trong điều kiện một tương lai ổn định của dự án, thường được dùng để tính toán, so sánh, nghiên cứu giai đoạn tiền khả thi hay các dự án có quy mô nhỏ, bao gồm các chỉ tiêu sau :

a. Phương pháp so sánh theo chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị sản phẩm (Cd)

min ) 2 * ( 1 + → = n d V r C N C

Trong đó : N – năng suất năm của phương án

V - vốn đầu tư cho phương án để mua sắm, tạo dựng TSCĐ r - suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được

Cn – chi phí sản xuất hàng năm, bao gồm các chi phí bất biến (khấu hao, chi phí quản lý,) và chi phí khả biến (vật liệu, nhân công, năng lượng,…) không gồm chi phí trả lãi vay.

V/2: Mức ứ đọng vốn trung bình phải trả lãi hàng năm khi áp dụng phương pháp khấu hao cơ bản tuyến tính và giả định rằng tiền khấu hao sẽ được đem trả nợ ngay sau khi khấu hao và giá trị thu hồi thanh lý tài sản là không đáng kể

Phương án tốt nhất là phương án có chi phí sản xuất nhỏ nhất cho một đơn vị sản phẩm. Chỉ tiêu này chỉ dùng so sánh các phương án có giá bán sản phẩm như nhau.

™ Phương pháp trên có một số ưu và nhược điểm sau:

y Ưu điểm: phương pháp này đơn giản, ít chịu ảnh hưởng của qui luật cung cầu của thị trường đầu ra của sản phẩm hơn so với khi dùng chỉ tiêu lợi nhuận. Phương pháp này thường dùng để so sánh các phương án chỉ khác nhau về chi phí còn giá cả thì giống nhau.

y Nhược điểm: do tính toán cho 1 năm đại diện nên không phản ánh được sự biến động của chỉ tiêu theo thời gian, khó phản ảnh tình hình trượt giá theo thời gian. Phương án này không phản ánh giá trị sản lượng(doanh thu) của dự án, kết quả tính ra không được so với một ngưỡng hiệu quả cho phép, chỉ cho kết quả trùng với

phương pháp dùng chỉ tiêu lợi nhuận khi giá cả sản phẩm của các phương án giống nhau.

Ví dụ 2.16: Hãy so sánh hai phương án theo chỉ tiêu chi phí với các số liệu ban đầu như sau:

Các chỉ tiêu PA 1 PA 2

1. Vốn đầu tư mua máy (nghìn đồng) 120.000 140.000

2. Tuổi thọ của máy (năm) 10 10

3. Năng suất năm (cái) 14.000 17.500

4. Lãi suất (%/năm) 6 6

5. Các chi phí bất biến khác (nghìn đồng) 1.900 4.375 6. Các chi phí khả biến (vật liệu, nhân công, năng

lượng và các chi phí khả biến khác)(nghìn đồng) 56.140 60.550

b. Phương pháp sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận cho một đơn vị sản phẩm:

Lợi nhuận cho một sản phẩm Ld

Ld = Gd – Cd max Trong đó:

Ld – lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm Gd – giá bán một đơn vị sản phẩm

Cd – chi phí sản xuất (giá thành) của một đơn vị sản phẩm

Chỉ tiêu này phản ánh mục tiêu cơ bản của kinh doanh nhưng chưa phản ánh mức lợi nhuận thu được tính cho một đồng vốn và chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Theo phương pháp này phương án tốt nhất là phương án có chỉ tiêu lợi nhuận lớn nhất.

™ Phương pháp trên có một số ưu và nhược điểm sau: y Ưu điểm: đơn giản, có tính đến nhân tố sản lượng.

y Nhược điểm: không phản ánh được sự thay đổi của các chỉ tiêu qua các năm, khó phản ánh được hiện tượng trượt giá, kết quả tính toán chưa được so sánh với hiệu quả đề ra. Chỉ tiêu lợi nhuận cũng chưa gắn liền với một số chỉ tiêu khác nhất là chỉ tiêu vốn đầu tư. Khi chỉ tiêu vốn đầu tư của các phương án khác nhau thì việc sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận để so sánh không chính xác.

Phương pháp này chỉ nên dùng cho trường hợp so sánh các phương án có vốn đầu tư lớn như nhau với thời hạn khai thác vận hành ngắn hoặc trung bình. Khi

dùng chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận để so sánh có thể tính cho năm đại diện hay ước tính trung bình cho cả đời dự án nếu có thể được.

c. Phương pháp sử dụng chỉ tiêu mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư (Md)

max 2 → ≥ + = r V V L D m o

Trong đó: D – mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư

L – lợi nhuận hàng năm(đã trừ thuế) cộng với tiền lãi cho vốn vay để đầu tư(nếu đầu tư bằng vốn vay). Trị số lợi nhuận có thể tính cho một năm đại diện hay ước lượng trung bình cho cả đời dự án (nếu có thể được)

Vo – vốn đầu tư cho loại tài sản cố định ít hao mòn(như nhà xưởng) và vốn lưu động dùng cho quá trình khai thác dự án

Vm – vốn đầu tư cho loại TSCĐ hao mòn nhanh (như máy móc thiết bị). Vm/2: mức vốn trung bình bị sử dụng vì trường hợp áp dụng khấu hao tuyến tính thì sau khi khấu hao số tiền được dùng vào việc khác hay trả nợ.

r – mức doanh lợi tối thiểu chấp nhận được

Trị số Vo, Vm có thể bị trừ đi giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản ở cuối đời tài sản nếu trị số này lớn đáng kể.

Trường hợp phương án có vốn đầu tư phải bỏ ra nhiều lần để thay mới tài sản cố định theo một chu kỳ đều đặn do hết niên hạn sử dụng thì trị số Vo, Vm sẽ chỉ lấy ở lần đầu.

Nếu vốn đầu tư ban đầu phải bỏ ra theo nhiều đợt thì trị số Vo, Vm phải tính theo số bình quân gia quyền, mà quyền số ở đây là thời gian của mỗi mức vốn.

Trường hợp đầu tư tiếp tục vào phương án cũ thì chỉ tiêu L, Vo, Vm ở công thức trên được tính theo dạng gia số so với phương án cũ. Trường hợp đầu tư cho các biện pháp hợp lý hóa, chỉ tiêu L còn được thay bằng chỉ tiêu tiết kiệm chi phí giữa hai phương án.

™ Phương pháp trên có một số ưu và nhược điểm sau:

y Ưu điểm: tính toán đơn giản, mức doanh lợi được thể thiện theo số tương đối, phản ánh được mục đích cuối cùng của kinh doanh, có thẻ so với ngưỡng hiệu quả để chọn phương án .

y Nhược điểm: là không phản ánh được sự thay đổi của các chỉ tiêu qua các năm, kho phản ánh tình hình trượt giá qua các năm, không cho kết quả chính xác khi các phương án so sánh có tuổi thọ khác nhau và khi các chỉ tiêu thay đổi nhiều theo thời gian.

Trường hợp một phương án đạt chỉ tiêu D lớn, nhưng trị số lợi nhuận thu được tính theo số tuyệt đối lại nhỏ thì chưa chắc đã là phương án tốt. Khi hai chỉ tiêu này mâu

thuận nhau thì phương án tốt nhất là phương án có tổng lợi nhuận thu được lớn nhất và trị số D phải lớn hơn hoặc bằng ngưỡng hiệu quả.

d. Phương pháp so sánh theo chỉ tiêu thu hồi vốn:

Š Thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận năm (Tl)

min → = L T n l V Trong đó:

V – vốn đầu tư của phương án. (có trừ đi giá trị thu hồi khi thanh lý). Khi vốn đầu tư V bỏ ra nhiều đợt thì tính như sau: Nếu mỗi lần bỏ vốn tương đương với một bộ phận độc lập của dự án và có thể xác định được trị số lợi nhuận hàng năm riêng của lần bỏ vốn đó thì trị số Tl tính theo công thức trên, còn nếu điều kiện trên không thực hiện được thì ta phải tính trị số Tl cho từng đợt bỏ vốn, nếu ở cuối đợt số vốn đầu tư V của mỗi đợt chưa được hoàn trả hết nhờ lợi nhuận Ln thì ta phải cộng số vốn còn lại vào đợt tiếp theo để tính toán thời kỳ hoàn vốn tiếp cho đến hết.

Ln – lợi nhuận ròng thu được hàng năm tính cho năm đại diện hay ước lượng trung bình.

Ví dụ 2.17: Một dự án đầu tư có hai đợt bỏ vốn V1 và V2 các nhau 3 năm. Trị số V1 = 3000triệu đồng, V2 = 2200triệu đồng. Giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản là 20triệu đồng, trong thời kỳ 3 năm đầu lợi nhuận hàng năm Ln1 là 200triệu, trong thời kỳ sau đó lợi nhuận Ln2 do cả hai lần bỏ vốn là 400triệu đồng. Tính thời kỳ hoàn vốn của dự án?

- Trong 3 năm đầu mới hoàn vốn được: 200x3 = 600 triệu

- Do đó số vốn đợt một còn lại: 3000 – 600 = 2400 triệu

- Số vốn phải hoàn trả từ năm thứ tư: 2400 + 2200 - 200 = 4400 triệu - Thời kỳ hoàn vốn đợt hai: 4400 : 400 = 11 năm

- Vậy tổng cộng thời kỳ hoàn vốn: 3 + 11 = 14 năm ŠThời hạn thu hồi vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao (Tlk)

min → + = K L T n n lk V

Trong đó : Kn - khấu hao cơ bản hàng năm

Nếu trị số Ln và Kn không đều đặn hàng năm thì trị số Tlk được tìm bằng cách trừ dần các chỉ tiêu Ln và Kn khỏi chỉ tiêu V.

Các chỉ tiêu Tl và Tlk biểu hiện mức an toàn tài chính của kinh doanh, nhưng không được sử dụng một mình, vì mục tiêu chính của kinh doanh vẫn là lợi nhuận.

Các chỉ tiêu Tl và Tlk ở đây được tìm ra từ các chỉ tiêu tĩnh, ngoài ra các chỉ tiêu này còn có thể xác định bằng các chỉ tiêu động (xem các chỉ tiêu động ở phần sau)

™ Phương pháp trên có một số ưu và nhược điểm sau:

y Ưu điểm: tính toán tương đối đơn giản, thường dùng cho khâu lập dự án tiền khả thi, phù hợp với các dự án nhỏ và ngắn hạn. Phù hợp cho trường hợp chủ đầu tư muốn thu hồi vốn nhanh, để tránh rủi ro của thị trường.

y Nhược điểm: không phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, khó

tính được nhân tố trượt giá, chú trọng đến nhân tố rủi ro ít chú ý đến tiêu chuẩn mức doanh lợi.

Trong thực tế các doanh nghiệp phải kết hợp giữa hai chỉ tiêu lợi nhuận (và mức doanh lợi) với chỉ tiêu thu hồi vốn để vừa đảm bảo thu được lợi nhuận ở mức cao, lại vừa đảm bảo tránh được rủi ro do không kịp thu hòi vốn vì đã xảy ra hiện tượng hao mòn vô hình của phương án. Với các dự án lớn của các nước đang phát triển (như dự án thủy điện) vốn đầu tư xây dựng của Nhà nước vừa có phần vốn tự có vừa có phần vốn đi vay, thì chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn có một ý nghĩa quan trọng.

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 26 - 30)