SƯ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO DƯ ÁN

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 50 - 53)

Đầu tư phát triển (gọi là đầu tư) là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương, của ngành và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nóí riêng thông qua các hoạt động xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí phục vụ cho một chu kỳ hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật này.

Do đó, đối với nền kinh tế, hoạt động đầu tư phát triển là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hoạt động đầu tư là một bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm cơ sở vật chất mới, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, và vì thế là điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác, đó là:

- Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.

- Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động có tính chất lâu dài được thể hiện ở thời gian thực hiện đầu tư (thời gian xây dựng công trình của dự án), thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng. Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội.

- Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. - Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm năm, hàng ngàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc của thế giới điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả đầu tư phát triển.

- Ngoài ra các thành quả hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó tạo dựng nên. Do đó, các điều kiện vềđịa lý, địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn không chỉ đến quá trình thực hiện đầu tư mà cả quá trình vận hành các kết quảđầu tư này.

Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị. Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý … có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư đến sự phát huy tác dụng và hiệu quảđạt được của công cuộc đầu tư: phải dựđoán được các yếu tố bất định (sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi kết thức hoạt động của dự án) có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu tư.

Mọi sự xem xét, tình toán và chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư (lập dự án đầu tư), có nghĩa là đầu tư phải được thực hiện theo một dự án đã được soạn thảo với chất lượng tốt. 2. DỰ ÁN ĐẦU TƯ : 2.1 Khái niệm và yêu cầu của một dự án đầu tư : 2.1.1 Khái nim v d án đầu tư : Dự án đầu tư là tế bào có bản của hoạt động đầu tư. Đó là một tập hợp các biện pháp có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý được đề xuất về các mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế-xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thểđược.

Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Dự án là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định”

Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).

Dự án đầu tư có thểđược xem xét từ nhiều góc độ :

- Về mặt hình thức : dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

- Xét trên góc độ quản lý : dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư lao động, để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.

- Trên góc độ kế hoạch hoá : dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.

Xét góc độ này dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung (một đơn vị sản xuất kinh doanh cùng một thời kỳ có thể thực hiện nhiều dự án)

- Xét về mặt nội dung : dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Như vậy, một dự án đầu tư bao gồm các thành phần chính :

+ Mục tiêu của dự án: Được thể hiện ở hai mức, mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đem lại, còn mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.

+ Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thểđịnh lượng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án.

+ Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.

+ Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án.

+ Thời gian: Bất cứ một dự án nào cũng được giới hạn trong một khung thời gian nhất định, vì một dự án khả thi vào thời gian này có thể không khả thi vào một thời gian khác.

2.1.2 Yêu cu ca mt d án đầu tư :

Một dự án đầu tư mang tính khả thi khi nó đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau :

- Tính khoa học : đểđảm bảo yêu cầu này đòi hỏi người xây dựng dự án phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ càng, tính toán chính xác từng nội dung của dự án. Đặc biết đối với những nội dung phức tạp như phân tích khía cạnh tài chính, kỹ thuật... cần có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu tư trong quá trình soạn thảo dự án.

- Tính thực tiễn : muốn đảm bảo tính thực tiễn, các nội dung của dự án phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động đầu tư.

- Tính pháp lý : dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là dự án phải chứa đựng các nội dung phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước. Muốn vậy,

người xây dựng dự án phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước và các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư.

- Tính thống nhất: để đảm bảo tính thống nhất của dự án, dự án được xây dựng phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư và những quy định chung mang tính chất quốc tế. Có đảm bảo được yêu cầu này mới tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài hiểu và quyết định lựa chọn dự án đầu tư, các tổ chức tài chính quốc tế quyết định tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án và Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép hoạt động cho dự án.

2.2 Công dụng của dự án đầu tư :

- Đối với Nhà nước và các định chế tài chính: dự án đầu tư là cơ sởđể thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho dự án.

- Đối với chủđầu tư:

+ Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư.

+ Dự án đầu tư là cơ sởđể xin giấy phép được đầu tư (hoặc được ghi vào kế hoạch đầu tư) và cấp giấy phép hoạt động.

+ Dự án đầu tư là cơ sở để xin phép được nhập khẩu máy móc thiết bị, gọi vốn góp hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

+ Dự án đầu tư là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư.

+ Dự án đầu tư là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn.

+ Dự án đầu tư là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư va cho hưởng những khoản ưu đãi trong đầu tư.

+ Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để xem xét giải quyết các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và Nhà nước Việt Nam. Đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh.

Như vậy, dự án đầu tư là một trong những công cụ thực hiện kế hoạch kinh tế của doanh nghiệp, của ngành, của địa phương và của cả nước, nhằm biến kế hoạch thành hành động cụ thể và đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước, lợi ích tài chính cho nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)