PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, THỊ TRƯỜNG VÀ KỸ THUẬT CỦA D Ự ÁN

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 83 - 85)

II. TƯ VẤN XÂY DỰNG

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, THỊ TRƯỜNG VÀ KỸ THUẬT CỦA D Ự ÁN

4.1 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ :

Có thể coi tình hình kinh tế xã hội là nền tảng của dự án đầu tư. Nó thể hiện khung cảnh đầu tư, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và hiệu quả kinh tế tài chính của dự án đầu tư. Tình hình kinh tế được đề cập trong dự án bao gồm các vấn đề sau đây:

1. Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, các chủ trương của các cấp chính quyền có liên quan đến phát triển ngành, vùng của dự án.

2. Điều kiện về địa lý tự nhiên (địa hình, khí hậu, địa chất .v.v. ..) có liên quan đến việc lựa chọn, thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án sau này.

3. Điều kiện về dân số và lao động có liên quan đến nhu cầu và khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm, đến nguồn lao động cung cấp cho dự án.

4. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương, tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, của cơ sở (tốc độ gia tăng GDP, tỷ lệ đầu tư so với GDP, quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, GDP/đầu người, tỷ suất lợi nhuận sản xuất kinh doanh... ) có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và sự phát huy hiệu quả của dự án.

5. Hệ thống kinh tế và các chính sách, bao gồm :

- Cơ cấu tổ chức hệ thống kinh tế theo ngành, theo quan hệ sơ hữu, theo vùng lãnh thổđểđánh giá trình độ và lợi thế so sánh của dự án đầu tư.

- Các chính sách phát triển, cải cách kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nhằm đánh giá trình độ nhận thức, đổi mới tư duy và môi trường thuận lợi cho đầu tưđến đâu.

- Thực trạng kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân theo thời hạn, theo mức độ chi tiết, theo các mục tiêu, các ưu tiên, các công cụ tác động để từđó thấy được các khó khăn, thuận lợi, mức độ ưu tiên mà dự án sẽ được hưởng, những chế định mà dự án phải tuân theo.

6. Tình hình ngoại thương và các chế định có liên quan như tình hình xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái, các luật lệ đầu tư cho người nước ngoài, cán cân thanh toán quốc tế... Những vấn đề này đặc biết quan trọng đối với các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu máy móc. Chẳng hạn chính sách tỷ giá hối đoái không thích hợp (tỉ giá đồng tiền nội địa so với ngoại tệ thấp) sẽ gây ra tình trạng càng xuất khẩu càng lỗ, thuế xuất khẩu quá cao sẽ gây khó khăn trong cạnh tranh với hàng hóa của các các nước khác trên thị

trường ở ngoài nước, các luật lệ đầu tư nước ngoài có tác dụng khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài.

Các dữ kiện và số liệu để nghiên cứu tình hình kinh tế tổng quá của dự án trên đâu có thể thu thập dễ dàng trong các niên giám, báo cáo thống kê, tạp chí, sách báo và tài liệu kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, những dự án nhỏ không cần nhiều dữ liệu kinh tế vĩ mô như vậy. Còn các dự án lớn thì tùy thuộc vào mục tiêu, đặc điểm và phạm vi tác dụng của dự án mà lựa chọn trong các vấn đề kinh tế tổng quát trên đây, những vấn đề nào có liên quan đến dự án để xem xét.

Đối với các cấp thẩm định dự án, các vấn đề về kinh tế vĩ mô được xem xét không chỉở góc độ tác động của nó đối với dự án, mà cả tác động của dự án đối với nền kinh tế ở góc độ vĩ mô như lợi ích kinh tế - xã hội do dự án đem lại, tác động của dự án đối với sự phát triển của nền kinh tế, của ngành đối với cải cách cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tếđối ngoại.

4.2. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CHO SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ :

Thị trường là một nhân tốt quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô của dự án. Ngay cả trong trường hợp dự án ký được các hợp đồng bao tiêu cũng phải nghiên cứu thị trường, nơi người bao tiêu sẽ bán sản phẩm.

4.2.1 Mục đích nghiên cứu thị trường :

Nghiên cứu thị trường nhằm xác định các yếu tố sau :

- Thị trường cung cầu sản phẩm hoặc dịch vụ mà dự án dự kiến sản xuất hoặc cung cấp ở thời điểm hiện tại, tiềm năng phát triển của thị trường này trong tương lai, các yếu tốt kinh tế và phí kinh tế tác động đến nhu cầu sản phẩm dịch vụ này.

- Các biện pháp khuyến thị và tiếp thị cần thiêt giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ của các dự án được thuận lợi (bao gồm cả chính sách, giá cả, hệ thống phân phối, các vấn đề về quảng cáo, về trang trí, về bao bì..)

- Khả năng cạnh tranh sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại có sẵn và các sản phẩm có thểđược sản xuất sau này.

4.2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu thị trường trong lập dự án đầu tư :

4.2.2.1 Xem xét loi th trường ca sn phm :

Mọi sản phẩm làm ra đều nhằm đáp ứng những nhu cầu nào đó của xã hội. Các nhu cầu này rất đa dạng và có tầm quan trọng khác nhau đối với mỗi cá nhân và mỗi xã hội. Vì vậy trước khi đi vào nghiên cứu thị trường của sản phẩm cần làm rõ những đối tượng tiêu thụ sản phẩm của dự án là như thế nào và sản phẩm của dự án thuộc loại gì? Về phương diện kinh tế có thể phân chia sản phẩm theo 2 tiêu thức:

- Theo loại thị trường: Bao gồm thị trường nội địa, thị trường quốc tế

- Theo loại sản phẩm: Bao gồm các sản phẩm thô (xi măng, sắt, thép, phân bón, lúa, gạo, khoáng sản...), các sản phẩm tiêu dùng (như xe hơi, máy móc, các sản phẩm công nghệ tiêu dùng...), các sản phẩm không luân chuyển được (nhà đất, các công trình kiến trúc...)

Đối với mỗi loại sản phẩm và mỗi loại thị trường đòi hỏi phải có một phương pháp nghiên cứu và tiếp thị riêng biệt tuy rằng về đại thể chúng tương tự nhau. Để xác định thị trường của một sản phẩm cần tuân thủ các bước nghiên cứu sau đây.

a. Xem xét các mc tiêu th hin ti và trong quá kh :

Để xác định mức tiêu thụ của thị trường mà dự án định thâm nhập cần những dự kiện thống kê sau đây : Khối lượng sản phẩm từng năm của các cơ sởđang hoạt động, khối lượng nhập khẩu hàng năm, mức tồn kho cuối năm của sản phẩm (tách riêng hàng nội địa và nhập khâu), giá cả sản phẩm. Nếu sản phẩm thuộc loại có tính năng tương tự thì sự khác nhau về nhãn hiệu có thể dẫn đến sự khác biệt khá lớn về giá cả từng sản phẩm và trường hợp này phải chia sản phẩm ra nhiều loại mức giá.

Một phần của tài liệu Kinh tế đầu tư (Trang 83 - 85)