II. TƯ VẤN XÂY DỰNG
e. Xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm:
4.3.2.2 Lựa chọn công nghệ kỹ thuật:
Để lựa chọn công nghệ kỹ thuật thích hợp cần xem xét các vấn đề sau đây:
a. Lựa chọn công nghệ:
- Tiêu chuẩn lựa chọn công nghệ:
+ Cho phép sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.
+ Cho phép sử dụng có hiệu quả những lợi thế so sánh của Việt Nam (lao động, tài nguyên, khí hậu...)
+ Xem xét xu hướng lâu dài của công nghệđểđảm bảo tránh sự lạc hậu hoặc những khó khăn gây trở ngại cho việc sử dụng công nghệ (sự khan hiếm về loại năng lượng hoặc nguyên vật liệu mà công nghệ sử dụng) trong khi còn chưa thu hồi đủ vốn.
+ Khả năng vận hành và quản lý công nghệ có hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ quá hiện đại hoặc còn đang được thử nghiệm sẽ có nhiều mạo hiểm (do kiến thức hiểu biết về công nghệ chưa nhiều gây khó khăn trong quản lý và vận hành): chi phí mua công nghệ quá lớn, công suất sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm cao, giá bán cao nhiều khi không thích hợp với điều kiện thị trường của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ quá lạc hậu dẫn đến sản phẩm sản xuất ra có chất lượng kém, khó tiêu thụ trên thị trường, ngay cả thị trường trong nước.
+ Ngoài ra trong việc lựa chọn công nghệ cần xem xét các điều kiện về cơ sở hạ tầng hiện có hoặc có khả năng bố sung thích hợp với công nghệ dự kiến chọn hay không, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phong tục tập quán của dân cư nơi sử dụng công nghệ. Đó là sự đáp ứng của cơ sở hạ tầng, sự chấp nhận và có thể tiếp thu công nghệ của dân cư... và các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng công nghệ.
- Một số lưu ý khi lựa chọn công nghệ:
+ Nên xây dựng nhiều phương án với những đặc điểm khác nhau để lựa chọn công nghệ thích hợp. Vì mỗi loại công nghệ có những ưu nhược điểm khác nhau. Có loại tiết kiệm năng lượng nhưng lại sử dụng nhiều nguyên vật liệu, lao động hoặc các chi phí khác và ngược lại. Phải xem xét ở nhiều nơi, nhiều nước để lựa chọn được công nghệ tối ưu phù hợp với điều kiện của đất nước, của cơ sở.
+ Khi mua công nghệ phải đặt vấn đề chuyển giao bí quyết công nghệ (kinh nghiệm, tay nghề)
+ Phải quan tâm đến vấn đề chuyên gia hướng dẫn lắp đặt, vận hành, sử dụng và bảo hành thiết bị công nghệ.
+ Khi mua công nghệ cần chú ý đến quyền sở hữu công nghiệp. Đối với một số lớn sản phẩm có thể có tầm quan trọng đáng kể tại thị trường trong và ngoài nước (chẳng hạn việc sản xuất các động cơđiện, các hàng điện tử, các phương tiện vận chuyển, nếu sử dụng tên, nhãn hiệu quốc tế của nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ).
Sau khi đã lựa chọn công nghệ thích hợp cần xác định phương thức mua công nghệ: mua đứt, mua quyền sử dụng, liên doanh với các nhà cung cấp công nghệ. Phải mô tả chi tiết và làm rõ lý do chọn công nghệ.
Tiếp đó là lập sơ đồ quy trình công nghệ đã chọn. Sơ đồ này cho thấy một cách đơn giản hoặc chi tiết tiến trình từ đầu vào (nguyên liệu) qua các công đoạn sản xuất chế biến đến đầu ra (thành phẩm). Các sơ đồ chi tiết hơn có thể cho thấy cả các nhu cầu về vị trí, không gian, kích thước, khoảng cách của máy móc thiết bị, vềđiện, về các tiện nghi phục vụ sản xuất khác.
b. Chọn máy móc thiết bị:
Tuỳ thuộc công nghệ mà lựa chọn máy móc thiết bị thích hợp. Đồng thời còn căn cứ vào trình độ tiến bộ kỹ thuật, chất lượng, giá cả phù hợp với khả năng vận hành và vốn đầu tư, với điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa, công suất, tính năng, điều kiện vận hành, năng lượng sử dụng, điều kiện khí hậu...
Đối với máy móc thiết bị thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến cần đảm bảo sự phù hợp về mặt công suất của chúng ở mỗi giai đoạn chế biến khác nhau, kế tiếp nhau. Ngoài ra đối với bất kỳ loại thiết bị nào nếu nhập khẩu thì nên nhập luôn cùng một lúc số phụ tùng thay thế. Thông thường chi phí dự trù cho số phụ tùng thay thế khoảng 10 - 20% chi phí thiết bị của dự án. Trong số các thiết bị nhập khẩu, có thể có một sốđòi hỏi phải thuê chuyên gia hướng dẫn.
Sau khi đã chọn được loại máy móc thiết bị cho dự án phải lập bảng liệt kê mô tả đầy đủ các loại máy móc thiết bị đã lựa chọn. Trong bảng liệt kê phải sắp xếp các thiết bị máy móc thành các nhóm sau đây:
+ Máy móc thiết bị chính trực tiếp sản xuất. + Thiết bị phụ trợ.
+ Thiết bị vận chuyển, bốc xếp, băng chuyền. + Thiết bị và dụng cụđiện.
+ Máy móc và thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng dụng cụ, phòng thí nghiệm.
+ Thiết bị và dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng thay thế.
+ Các loại xe đưa đón công nhân, xe con, xe tải. + Các máy móc, thiết bị khác.
Giá mua các loại thiết bị này có thể sử dụng bảng hiện giá, hoặc tham khảo các thông tin qua các cơ quan đại diện, các chuyên gia kỹ thuật. Để có thể mua được thiết bị mong muốn với giá phải chăng nên dùng phương thức đấu thầu. Giá này bao gồm chi phí sản xuất, chi phí mua bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, tên hiệu thương mại, chi phí huấn luyện chuyên môn, chi phí lắp ráp, vận chuyển... Đối với máy nhập, dùng giá CIF + chi phí bảo hiểm, bốc dỡ, vận chuyển đến tận nhà máy.
Nếu chi phí lắp đặt máy móc thiết bị tách riêng thi có thể ước lượng từ (1÷15%) hay hơn nữa tuỳ thuộc vào loại thiết bị và tính chất phức tạp của việc lắp đặt. Nếu thời gian giao máy trên 18 tháng thì phải dự kiến tốc độ trượt giá.