Một số điểm khác biệt cơ bản giữa dạy họcTV1 CGD và dạy học TV1 Chương trình sau năm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tiếng việt 1 công nghệ giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 39 - 42)

Như đã trình bày ở trên, đối tượng lĩnh hội trong TV1 CGD là cấu tạo ngữ âm của tiếng Việt.Tạo ra một Ộchân không về nghĩaỢ để nghiên cứu phần ngữ âm thuần khiết của tiếng nói là cách làm đặc trưng của CGD cho môn Tiếng Việt lớp 1.

TV1 CGD được thiết kế theo một hệ thống việc làm. Mỗi việc làm làm ra một sản phẩm. Mỗi tiết học được thiết kế theo sơ đồ 4 Việc (việc 1- Tiếp cận đối tượng, việc 2- Viết, việc 3- Đọc, việc 4- Viết chắnh tả), do học sinh tự làm lấy, nhằm xử lý quan hệ âm - chữ, trên cơ sở lấy âm (vật thật) làm căn cứ. Học sinh phải nắm được (chiếm lĩnh, lĩnh hội, học được,Ầ) bản chất âm của đối tượng lĩnh hội, tức là khái niệm ngữ âm. Khi đó, học sinh nhắc lại đúng âm (tiếng, vần, âm vị), nếu là tiếng thì phải biết rõ cấu trúc ngữ âm của tiếng: có những thành phần nào, mỗi thành phần ở vị trắ nào trong cấu trúc. Với bản chất âm, có thể kiểm định một cách đơn giản nhưng rất đáng tin cậy: nghe rồi nhắc lại (nói) đúng, nghe tiếng nhắc lại đúng cả tiếng, nghe vần nhắc lại đúng vần ấy, nghe âm vị nhắc lại đúng âm vị ấy.

Học sinh biết đánh vần một tiếng theo cơ chế tách đôi (phương pháp tách đôi). Vắ dụ:

- /ba/ → /b/-/a/-/ba/ (tiếng thanh ngang).

- /bà/ → /ba/-/huyền/-/bà/ (thêm các thanh khác).

Và bằng phương pháp tách đôi, học sinh có thể tự nhẩm đánh vần nếu các em gặp tiếng, từ khó đọc. Vắ dụ: cành

- Tách thanh ra để tạo tiếng thanh ngang (/cành/ → /canh/-/huyền/). - Tách đôi tiếng thanh ngang thành 2 phần (/canh/ → /c/-/anh/; /c/-/anh/ → /canh/).

- Nếu chưa đọc được vần thì dùng tiếp phương pháp tách đôi vần (/anh/ → /a/-/nh/; /a/-/nh/ → /anh/ )

- Trả lại thanh (/canh/ - /huyền/ → /cành/)

Khi học xong Chương trình Tiếng Việt 1 CGD, học sinh sẽ đạt được các yêu cầu cơ bản:

1. Đọc thông viết thạo, không tái mù. 2. Nắm chắc luật chắnh tả.

3. Nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt.

Thông qua các mẫu được thực hiện vững chắc, học sinh sẽ có được cách học, cách chiếm lĩnh tri thức. Nói đơn giản, học sinh được học một nhưng sẽ biết đến mười. Các em được phát triển năng lực học tập, năng lực làm việc, đặc biệt là năng lực làm việc trắ óc.

Chương trình Tiếng Việt 1 sau năm 2000 khẳng định tắnh chặt chẽ, khoa học của hệ thống ngữ âm và chữ viết tiếng Việt được coi trọng, đặc biệt là ở phần Học vần. Song, chỉ dừng lại ở mức hiểu biết sơ giản về tiếng Việt, phần âm không được chú ý bằng phần chữ, và trong quá trình thực hiện chữ đã trở thành đối tượng lĩnh hội chắnh. Điều này thể hiện rõ trong cấu trúc sách giáo khoa, các âm, vần có hình thức chữ viết gần giống nhau được sắp xếp

liền kề nhau theo từng cụm bài. Giáo viên được hướng dẫn dựa vào tranh ở sách giáo khoa (SGK) hoặc chuẩn bị tranh ảnh, vật mẫu để giới thiệu chữ ghi âm, vần hoặc dấu ghi thanh mới. Học sinh nhận dạng chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới bằng cách quan sát tranh, vật mẫu (mẫu chữ), nhận xét chữ giống nhau hay khác nhauẦKhi dạy đến các bài c/k, g/gh, ng/ngh thì sách chưa yêu cầu dạy luật chắnh tả, mục tiêu của các bài dạy trong giai đoạn này chỉ dừng lại ở yêu cầu nhìn chữ - đọc đúng và nghe đọc chữ - viết đúng.

Quy trình dạy học TV1 Chương trình sau năm 2000 được tiến hành theo 5 bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức: chuẩn bị tâm thế tập trung để bước vào tiết học. 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra lại kiến thức học sinh đã học ở bài trước 3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài và dạy kiến thức mới

4. Củng cố: kiểm tra lại bài giảng, bổ sung và củng cố thêm. 5. Dặn dò: tiếp tục củng cố bài mới, chuẩn bị cho bài sau.

Cơ chế đánh vần trong Chương trình Tiếng Việt 1 sau năm 2000 chưa đảm bảo tắnh khoa học. Vắ dụ: /uôn/-/u/-/ô/-/n/-/uôn/, trong khi /uô/ là 1 nguyên âm (nguyên âm đôi). Điều này có thể do cách xử lý mối quan hệ âm - chữ chưa chặt chẽ. Vắ dụ: /t/ - được ghi bằng chữ t, /th/ - được ghi bằng chữ th, t là 1 chữ và th là 1 chữ khác (đây là 2 chữ khác nhau, th được viết bằng nhiều nét, chứ không phải th là do 2 chữ t và h ghép lại); /gh/ - được ghi bằng 2 chữ, chữ g và chữ gh (để phân biệt có thể cho phép gọi g - gờ đơn, gh - gờ kép),ẦTrong khi đó, Chương trình Tiếng Việt 1 sau năm 2000 đôi khi chấp nhận các âm được ghi bằng nhiều nét chữ là do các chữ khác nhau ghép lại, vắ dụ: /ch/ - được ghi bằng ch (do chữ c ghép với chữ h).

Tóm lại, giữa TV1 CGD và TV1 Chương trình sau năm 2000 có sự khác biệt cơ bản về đối tượng lĩnh hội. Điều đó đã kéo theo một số khác biệt về mục tiêu, nội dung, phương pháp, quy trình dạy học, cấu trúc chương trình

và sách giáo khoa,... Do phạm vi nghiên cứu đề tài có giới hạn, chúng tôi không đi sâu phân tắch về những khác biệt ấy.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tiếng việt 1 công nghệ giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 39 - 42)