Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Tiếng Việt 1 theo hướng tắch cực hóa hoạt động học tập

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tiếng việt 1 công nghệ giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 43 - 46)

theo hướng tắch cực hóa hoạt động học tập

Quá trình sư phạm luôn diễn ra trong sự tương tác biện chứng của các yếu tố và mối quan hệ cả bên trong và bên ngoài nhà trường trong quá trình dạy học. Ngoài những tác động cơ bản của các yếu tố trên, quá trình dạy học Tiếng Việt 1 còn chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố: chất lượng giáo viên trực tiếp dạy lớp 1, đặc điểm học sinh lớp 1, nội dung chương trình, phương pháp dạy học Tiếng Việt 1...

Chất lượng dạy học Tiếng Việt 1 là kết quả đạt được của quá trình dạy và học Tiếng Việt so với chương trình phổ thông. Bên cạnh, nó còn là kết quả của cả một sự phức hợp của những yếu tố chủ quan và khách quan. Khi đánh

giá chất lượng dạy học Tiếng Việt 1, cần phải dựa vào mục tiêu của chương trình Tiếng Việt 1, dựa vào các tiêu chắ đánh giá về các yếu tố như: giáo viên, học sinh, công tác quản lắ, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, điều kiện môi trường, địa hình, kinh tế, sự quan tâm về giáo dục của gia đình, địa phương và xã hội,...Chẳng hạn:

+ Đối với giáo viên, phải đảm bảo các yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học mà Bộ GD&ĐT đã đưa ra như: trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức, kiến thức, kĩ năng sư phạm,...

+ Đối với học sinh, phải đảm bảo về điều kiện tâm sinh lý, các yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ mà các em cần đạt.

+ Về công tác quản lắ, cần thực hiện có hiệu quả các hoạt động thanh kiểm tra, giám sát hoạt động dạy học, hoạt động chuyên môn, phân công sắp xếp giáo viên phù hợp với năng lực và đặc thù của chuyên môn.

+ Về phương pháp dạy học, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, song cần chú ý các phương pháp đặc trưng bộ môn phù hợp với đối tượng học sinh lớp 1, học sinh vùng miền....

+ Về hình thức tổ chức dạy học: sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện dạy học, phương pháp dạy học....

Vì thế, để tắch cực hóa hoạt động dạy học nói chung, hoạt động dạy học Tiếng Việt 1 nói riêng, điều cần thiết hơn hết đó là phải nắm bắt được thực trạng của các yếu tố trong quá trình dạy học Tiếng Việt 1. Từ đó, tìm hướng đi và cần có giải pháp lâu dài, cũng như các biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng khó khăn, giải quyết những yếu tố ảnh hưởng đến việc tắch cực hóa hoạt động dạy học.

Kết luận chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận của đề tài.Cụ thể, chúng tôi đã giới thiệu sự xuất hiện của CNDH với ý nghĩa là một đường hướng tâm lắ học dạy học; các giai đoạn triển khai dạy học TV1 CGD từ năm 1978 đến nay. Chúng tôi cũng đã trình bày các khái niệm cơ bản của đề tài; cơ sở ngôn ngữ học và tâm lý học; một số vấn đề về Công nghệ dạy học Tiếng Việt lớp 1: lắ luận về CGD của Hồ Ngọc Đại, đối tượng lĩnh hội, sự cần thiết phải tổ chức dạy học TV1 CGD, sự khác biệt cơ bản giữa dạy học TV1 CGD và dạy học TV1 chương trình sau 2000; cùng một số vấn đề lắ luận về tắch cực hóa hoạt động dạy học Tiếng Việt 1.

Chương 2

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tiếng việt 1 công nghệ giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 43 - 46)