Đối tượng lĩnh hội trong mônTV1 CGD

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tiếng việt 1 công nghệ giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 36 - 38)

Đối tượng lĩnh hội trong môn TV1 CGD là cấu tạo ngữ âm của tiếng Việt. Trẻ em 6 tuổi đã nói sõi tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ. Nói sõi là nói sõi theo kinh nghiệm, nhờ kinh nghiệm, các tiếng (và câu) được dùng như cái trừu tượng đúc Ộliền một khốiỢ. Trong khi giáo dục nhà trường ngay từ lớp 1, cần đưa đến cho trẻ em tri thức khoa học, các đối tượng lĩnh hội cần được phân giải theo cấu trúc logic của nó, tức là phân giải thành các yếu tố cấu thành nó. Vậy là, tiếng từ một cái trừu tượng được cảm nhận bằng kinh nghiệm trở thành một cái cụ thể được nhận thức một cách khoa học.

Trong văn chương, người ta thường gọi hình thức bên ngoài là vỏ ngữ âm để phân biệt với nội dung bên trong, cái ruột của nó. Trong môn Tiếng Việt, có sự phân biệt hình thức ngữ âm đem gán cho một nghĩa.Nhưng trên thực tế thì giữa phần ngữ âm với phần nghĩa của tiếng nói vừa có mối quan hệ với nhau, vừa có sự độc lập tương đối của mỗi phần.Như vậy, có thể tách phần ngữ âm coi như một đối tượng lĩnh hội độc lập để nghiên cứu nó, tức là phân giải nó thành các yếu tố cấu thành nó, mà không cần chú ý đến cái nghĩa gán cho nó. Do vậy, tạo ra một Ộchân không về nghĩaỢ để nghiên cứu phần ngữ âm thuần khiết của tiếng nói (kể cả tiếng mẹ đẻ) là cách làm đặc trưng của CGD cho môn Tiếng Việt lớp 1.

TV1 CGD không coi nghĩa là đối tượng lĩnh hội.Bởi nghĩa thường có sức cuốn hút nhất định, khi dạy cho trẻ nói, người lớn chỉ cần tạo sự tương ứng đồ vật - tên gọi mà đồng nhất với nghĩa, biết tên gọi tức là biết nghĩa (nhận ra đồ vật mang tên gọi ấy).Đó là một kinh nghiệm có giá trị sống còn trong đời sống hàng ngày. Nhưng xét theo nhu cầu khoa học, việc phân giải tên gọi ra hai phần ngữ âm và nghĩa lại cần thiết hơn. Vấn đề chỉ là bắt đầu từ cái gì? Theo CGD, trẻ em phải bắt đầu từ sự nghiên cứu ngữ âm. Muốn cho đối tượng lĩnh hội (là cấu tạo ngữ âm) càng thuần khiết hơn thì càng phải cô lập nó khỏi nghĩa. Vắ dụ, dùng ỘbưỢ, ỘbừỢ để phân biệt các thanh dễ có hiệu

quả hơn, nếu chọn ỘbaỢ, ỘbàỢ thì trẻ em chỉ thấy nổi lên phần nghĩa, bỏ qua phần ngữ âm.

TV1 CGD cũng không coi chữ là đối tượng lĩnh hội. Xét theo bản chất khoa học, chữ chỉ là vật thay thế, mà vật thật là tiếng nói. Chữ Việt là chữ ghi âm, ghi lại các âm mà mình nghe được (viết), để sau đó phát âm lại chắnh âm ấy (đọc). Do vậy, trước hết phải nghiên cứu thật kĩ vật thật, rồi sau đó tìm vật thay thế cho nó. Trên cơ sở vững chắc của vật thật (cấu tạo ngữ âm của tiếng nói), việc dạy chữ là một việc làm vừa chắc chắn vừa hợp với lẽ tự nhiện của lịch sử: tiếng nói có trước chữ viết. Nhờ đó, trẻ có một chỗ dựa vật chất để tự mình xử lắ mọi tình huống khi gặp khó khăn về chữ viết: căn cứ vào cấu tạo ngữ âm của tiếng mà xử lắ chữ thì mới căn bản.

CGD vẫn dạy trẻ chữ ghi lại tiếng, nhưng không phải một cách trực tiếp mà thông qua sự phân tắch cấu tạo ngữ âm của tiếng.Một nền giáo dục dựa trên vật thật bao giờ cũng đáng tin cậy. Nhưng nền văn minh ngày càng tạo ra những vật thay thế rất tiện lợi, thì nền giáo dục đương thời nên tận dụng thành tựu ấy và càng muốn tận dụng triệt để, thì càng phải gắn với thực tiễn đời sống, với vật thật.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tiếng việt 1 công nghệ giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 36 - 38)