Công tác tập huấn về công nghệ dạy học Tiếng Việt

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tiếng việt 1 công nghệ giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 60 - 66)

12 34 Vị trắ 1: Âm đầu

2.3.2. Công tác tập huấn về công nghệ dạy học Tiếng Việt

Ở những năm học sau, chuyên gia của Trung tâm CNGD không trực tiếp tập huấn cho CBQL và GV mà chuyển sang hình thức tự tập huấn. Sở GD&ĐT TP Vinh cử một số CBQL và GV tham gia tập huấn cốt cán tại trung ương (gọi là cốt cán tỉnh) rồi triển khai tập huấn lại cho CBQL và GV ở các trường tiểu học tham gia dạy học TV1 CGD trong tỉnh. Riêng đợt tập huấn hè năm 2013-2014, dù không trực tiếp triển khai nhưng Trung tâm

CGD có cử chuyên gia đến theo dõi, giải đáp, bổ sung và thống nhất những kiến thức cần thiết.

Nội dung các đợt tập huấn chủ yếu giới thiệu các phương pháp, quy trình dạy học TV1 CGD, biểu diễn minh họa các mẫu cơ bản. Sau khi tập huấn, GV vừa tiếp tục nghiên cứu thiết kế vừa thực hiện và ghi nhận lại những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy.Tổ chuyên môn, ban giám hiệu hoặc cán bộ chuyên môn của Phòng GD&ĐT sẽ giúp giáo viên tháo gỡ những vướng mắc ấy. Ngoài các đợt tập huấn chắnh thức trên, đội ngũ CBQL và GV tiếp tục tham dự các chuyên đề trong huyện do Phòng GD&ĐT tổ chức.

Tuy nhiên, số CBQL và GV tham gia các lớp tập huấn tại trung tâm, trên thực tế không đảm bảo tất cả 100% tham gia đầy đủ, có người tham gia 1 lần, 2 lần, 3 lần hoặc 4 lần, do mỗi năm đều có sự thuyên chuyển, sắp xếp, bố trắ lại đội ngũ. Bên cạnh, vẫn còn một số CBQL và GV hiểu chưa thấu đáo về chương trình CGD. Trong phản hồi từ phiếu khảo sát, có người đưa ra ý kiến như sau:

+ Đối với giáo viên:

Họ nhận định cách phát âm k, q không giống cách phát âm của phụ huynh và cách phát âm mà học sinh đã được dạy ở lớp mẫu giáo, khiến học sinh rất khó nhớ và khó phân biệt. Họ đề nghị nên theo cách phát âm cũ là k - /ca/, q ghép với u đọc là /quờ/ giúp các em dễ phân biệt, dễ nhớ. Và có người nhận xét: học âm ch nhưng âm h học sinh chưa học trước.

→ Giáo viên chưa nắm vững kiến thức ngữ âm tiếng Việt.

Họ cho rằng những thao tác, việc làm trong thiết kế được hướng dẫn dài dòng, khó hiểu, quá nhiều thao tác trong 1 bài học khiến giáo viên không đảm bảo thời gian, nên giảm bớt một số thao tác; những bài dạy 6 vần, không đủ thời gian làm hết 4 việc.

→ Thường gặp ở giáo viên dạy năm đầu tiên.Mặt khác, một bộ phận giáo viên chưa thật sự hiểu bản chất của các thao tác, họ thực hiện nhưng không hiểu tại sao phải làm như thế.

Có GV nhận xét: một số từ học sinh khó hiểu vì không gần gũi và thông dụng, học sinh chưa tiếp cận bao giờ.

→ Chưa nắm được đối tượng lĩnh hội của TV1 CGD là cấu trúc ngữ âm tiếng Việt.

+ Đối với ban giám hiệu:

Có người đề xuất: ỘCần tổ chức hội đồng khoa học nghiên cứu chuyên sâu về chương trình. Vì qua 4 năm thực hiện, giáo viên chủ nhiệm cảm thấy nặng nề, mệt mỏi; cha mẹ học sinh cố chấp nhận về cách học của con em mình, không góp ý được gì với giáo viên chủ nhiệm về chất lượng học tập của học sinhỢ.

→ Những khó khăn của giáo viên chưa được hỗ trợ giải quyết kịp thời; BGH chưa thật sự thông hiểu về chương trình TV1 CGD; công tác tuyên truyền, tư vấn cho phụ huynh học sinh thực hiện chưa triệt để.

Từ những phản ánh trên, dù chỉ là một vài ý kiến, có thể thấy công tác dự giờ, giám sát, hỗ trợ cho giáo viên chưa được quan tâm đúng mức; đội ngũ cốt cán tỉnh, thành phố chưa phát huy hết vai trò của mình; hiệu quả các đợt tập huấn chưa cao.

a. Sở Giáo dục và Đào tạo

Đầu mỗi năm học, Sở GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị tổ chức điều tra nắm chắc số liệu học sinh dự kiến ra lớp 1, trong đó có học sinh dân tộc. Yêu cầu các trường tổ chức tuyên truyền cho cha mẹ học sinh (CMHS) về việc mở lớp dạy TV1 CGD (đối với trường mới tham gia).

Lập kế hoạch tổ chức tập huấn cho GV và CBQL ở địa phương trước khi vào năm học mới. Chọn cử cán bộ, giáo viên làm cốt cán tỉnh tham gia tập huấn cấp trung ương.

Chỉ đạo Phòng GD&ĐT đầu tư cơ sở vật chất cho các trường mở rộng loại hình lớp học 2 buổi/ngày, ưu tiên cho học sinh lớp 1 để giáo viên có thời gian bồi dưỡng, ôn luyện kiến thức cho học sinh một cách chắc chắn.

Sở GD&ĐT đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về dạy học TV1 CGD. Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác giảng dạy tại các trường định kỳ hàng năm. Phối hợp với Trung tâm CGD đo nghiệm học sinh ở các giai đoạn cuối học kì I và cuối học kì II của năm học 2013-2014, những năm sau các đơn vị chủ động tổ chức kiểm tra theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (theo đề kiểm tra của Bộ GD&ĐT hoặc sử dụng đề kiểm tra của địa phương nhưng cấu trúc và mức độ yêu cầu theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng tại Quyết định số 16/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học).

Theo dõi tiến độ thực hiện qua các giai đoạn, tổng hợp kết quả, so sánh đối chiếu với chương trình hiện hành và báo cáo định kỳ (giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2) về chất lượng môn TV1 CGD về Trung tâm CGD và Bộ GD&ĐT.

Nhìn chung, công tác chỉ đạo của Sở GD&ĐT thực hiện kịp thời, phù hợp điều kiện địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, giám sát, Ban Chỉ đạo tỉnh chủ yếu tập trung kiểm tra, giám sát ở hai năm đầu; các năm học sau, giao cho Ban Chỉ đạo huyện chủ động thực hiện và báo cáo. Với thông tin báo cáo một chiều, không có sự đánh giá ngược, sẽ làm hạn chế tắnh thực tế và tắnh hiệu quả trong chỉ đạo.

b. Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các trường trong địa bàn quản lắ rà soát và thống kê số liệu điều tra học sinh chuẩn bị ra lớp 1. Lập kế hoạch trình Sở GD&ĐT và Ủy ban nhân dân huyện về việc mở lớp dạy TV1 CGD. Điều động, bố trắ nguồn nhân lực đảm bảo cho các trường đạt tỉ lệ bố trắ giáo viên trên lớp theo quy định.

Chỉ đạo các đơn vị tận dụng tối đa phòng học của nhà trường, ưu tiên mở rộng loại hình 2buổi/ ngày cho học sinh lớp 1, sử dụng thời gian hợp lắ trên lớp, phát huy tối đa ưu điểm mô hình dạy học 2 buổi/ ngày.

Thành lập Ban chỉ đạo huyện về dạy họcTV1 CGD. Chọn cử cốt cán huyện tham gia tập huấn cấp tỉnh và triển khai lại cho CBQL và GV các trường tham gia giảng dạy TV1 CGD trong huyện. Điều động cốt cán huyện dự giờ, thăm lớp hỗ trợ giáo viên. Tổ chức các chuyên đề để giáo viên trao đổi rút kinh nghiệm, đặc biệt là đối với giáo viên các đơn vị mới tham gia năm đầu tiên.

- Theo dõi tiến độ thực hiện qua các giai đoạn (giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2), tổng hợp và báo cáo Sở GD&ĐT về chất lượng dạy học TV1 CGD.

c. Trường tiểu học

c1. Trình độ, nhận thức cán bộ quản lắ

Biểu 2.1 Trình độ đào tạo của cán bộ quản lắ trường dạy TV1 CGD

Qua điều tra trình độ đào tạo của 50 CBQL các trường đang thực hiện dạy học TV1CNGD, có 100% CBQL đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 60% đạt trình độ từ đại học trở lên. Nhìn chung, trình độ đội ngũ CBQL tương đối cao.

Biểu 2.2 Số năm quản lắ dạy học TV1 CNGD

Biểu 2.2 cho thấy số CBQL có thâm niên quản lắ dạy học TV1 CGD từ 3 năm trở xuống chiếm 50%. Có hai lắ giải cho tỉ lệ này, một là do một số trường mới tham gia ở những năm học sau, không phải thực hiện dạy TV1 CGD từ năm đầu tiên; hai là một số CBQL được bổ nhiệm mới. Đa số những CBQL mới đều không được tham gia các lớp tập huấn đầy đủ, nhất là những đợt tập huấn có hướng dẫn của chuyên gia Trung tâm CNGD. Do vậy, họ chưa thể hiểu thấu đáo về chương trình TV1 CGD và còn lúng túng trong quá trình dự giờ, góp ý cho giáo viên.

Tuy nhiên, theo thống kê phiếu khảo sát, thì có 48/50 CBQL - tỉ lệ 96% chọn quyết định tiếp tục thực hiện dạy học TV1 CGD và 2/50 CBQL - tỉ lệ 4% không có ý kiến. Đa số CBQL cho rằng chương trình đạt hiệu quả cao, học sinh nắm chắc được kiến thức ngữ âm, luật chắnh tả, giảm tỉ lệ học sinh yếu; bốn kĩ năng nghe - nói - đọc - viết được hình thành vững chắc, nhất là kĩ năng đọc và viết tốt hơn chương trình TV hiện hành; giáo viên được củng cố kiến thức ngữ âm tiếng Việt và có sẵn thiết kế để dạy, không phải soạn giáo án.

c2. Công tác chỉ đạo

- Tổ chức điều tra, nắm chắc các đối tượng trẻ 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương huy động tối đa trẻ ra lớp 1, nhất là trẻ em người dân tộc. Dự báo số lượng lớp, giáo viên và học sinh tham gia dạy học TV1 CGD cho Phòng GD&ĐT.

Đầu mỗi năm học nhà trường đều tổ chức họp CMHS để thông báo về việc mở lớp học môn TV1 CGD, giải đáp những thắc mắc về chương trình, giúp CMHS an tâm và đồng thuận về việc dạy học TV1 CGD.

Tham mưu với chắnh quyền địa phương và Phòng GD&ĐT để đầu tư trang bị cơ sở vật chất cho các phòng học; điều chuyển, sắp xếp bàn ghế cho phù hợp với tầm vóc học sinh; ưu tiên bố trắ lớp 2 buổi/ngày ở lớp 1.

Dự giờ, thăm lớp, giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong giảng dạy.Tổ chức các tiết dạy thao giảng để giáo viên trao đổi rút kinh nghiệm.Phối hợp với các trường gần địa bàn tổ chức cho giáo viên giao lưu, dự giờ học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Tổ chức kiểm tra định kỳ (giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2)theo hướng dẫn của PGD&ĐT. Thống kê và báo cáo tiến trình thực hiện về PGD&ĐT.

c3. Những trở ngại trong công tác quản lắ

Đội ngũ CBQL và GV có nhiều thay đổi do thuyên chuyển hoặc bổ nhiệm mới nên thời gian đầu tiếp cận chương trình còn nhiều lúng túng.

Số lượng GV tham gia tập huấn TV1 CGD ắt nên khi GV nghỉ ốm hoặc thai sản thì không có GV thay thế.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tiếng việt 1 công nghệ giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w