Nhóm biện pháp về quản lý công tác dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tiếng việt 1 công nghệ giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 89 - 95)

II. Phần cụ thể phần âm

3.2.2.Nhóm biện pháp về quản lý công tác dạy học

3. Xác định mục đắch của từng thao tác, mối quan hệ giữa các thao tác

3.2.2.Nhóm biện pháp về quản lý công tác dạy học

3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Để kiểm soát và giải quyết kịp thời những vướng mắc của giáo viên, BGH thì khâu kiểm tra, giám sát thật sự giữ vai trò quan trọng. Vì trong quá trình triển khai thực hiện, với môi trường, đối tượng học sinh và từng bài học cụ thể, sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mà giáo viên cần phải xử lắ. Năng lực của mỗi giáo viên khác nhau, có người hiểu, nhận ra nguyên nhân và có cách xử lắ đúng vấn đề, nhưng cũng có giáo viên không làm được điều đó (nhất là đối với những giáo viên thực hiện năm đầu tiên). Do vậy, việc kiểm tra, giám sát, hỗ trợ giáo viên thường xuyên sẽ là một trong những điều kiện giúp cho dạy học TV1 CGD đạt hiệu quả cao hơn.

a) Mục đắch

- Giúp giáo viên kịp thời phát hiện, điều chỉnh những sai sót nảy sinh trong thực tế giảng dạy.

- Kiểm soát và đánh giá hiệu quả quá trình triển khai dạy học TV1 CGD.

b) Nội dung và cách thức thực hiện

- Ban chỉ đạo các cấp lập kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể đối với trường đã dạy và trường mới dạy (có thể thể hiện thành hai phần riêng trong cùng một kế hoạch). Đối với các trường đã dạy, cần tập trung kiểm tra, giám sát những vấn đề khó khăn, vướng mắc được phản ánh (qua kết quả điều tra, khảo sát hoặc qua các đợt tập huấn). Đối với các trường mới dạy, cần tăng cường kiểm tra, giám sát ở các tuần đầu và ở các tuần có tiết lập mẫu, hỗ trợ giáo viên ở kì kiểm tra chất lượng giữa kì 1, giúp giáo viên nắm rõ cách thức tiến hành và cách đánh giá kết quả kiểm tra. Ban chỉ đạo cấp tỉnh và cấp huyện có thể phối hợp cùng thực hiện hoặc thực hiện độc lập với nhau.

- Hình thức kiểm tra, giám sát được tiến hành tuần tự theo các bước: thông báo kế hoạch kiểm tra, giám sát đến các đơn vị; dự giờ giáo viên; đánh giá nhận xét tiết dạy, chỉ ra chỗ làm tốt và chỗ cần điều chỉnh cho giáo viên. Cần yêu cầu BGH, giáo viên dạy TV1 CGD ở các lớp khác và cả giáo viên dự bị của trường cùng tham dự tiết dạy của giáo viên được chọn. Việc rút kinh nghiệm cho giáo viên trực tiếp lên tiết cũng là bài học chung cần lưu ý cho giáo viên khác và BGH.

- Thành viên của đoàn kiểm tra, giám sát là những cốt cán của tỉnh và huyện. Mỗi đợt kiểm tra, giám sát sẽ có từ 2 đến 3 nhóm tham gia, mỗi nhóm phụ trách một trường cụ thể. Có từ 2 đến 3 thành viên trong một nhóm, để đảm bảo có sự bàn bạc, thống nhất ý kiến trước khi đưa ra kết luận. Cần phân công cụ thể người theo dõi, tổng hợp kết quả giám sát của các nhóm.

- Có báo cáo kết quả sau mỗi đợt kiểm tra, giám sát, nhằm theo dõi chuyển biến về tay nghề của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh sau

khi có sự hỗ trợ. Đồng thời, kết quả ấy sẽ giúp xác định nội dung cần tăng cường kiểm tra, giám sát; đánh giá cách thức hỗ trợ có hiệu quả hay không để điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.

Một số lưu ý:

Số lượng cốt cán tỉnh và huyện có ắt, nên có thể tiến hành kiểm tra, giám sát theo cụm trường. Khi thực hiện, nên chọn trường có vị trắ sao cho khoảng cách giữa các trường lân cận gần bằng nhau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên các trường tham dự.

Việc kiểm tra, giám sát cần tiến hành nhanh, gọn, trọng tâm, tránh kéo dài thời gian gây ảnh hưởng đến việc dạy - học của giáo viên và học sinh.

3.2.2.2. Nâng cao trình độ giáo viên (kiến thức và kĩ năng) về CGD

Trong quá trình tổ chức thực hiện dạy học TV1 CGD, ban giám hiệu và giáo viên các trường tham gia chỉ được tập huấn trong thời gian ngắn mà không được đào tạo bài bản.Vì thế sẽ không tránh khỏi việc hiểu và thực hiện sai tinh thần chương trình CGD. Việc đào tạo bài bản về lắ thuyết và thực hành sẽ giúp người dạy hiểu sâu và nắm chắc bản chất của dạy học theo CGD, có sự chuẩn bị kĩ trước khi thực hiện giảng dạy trên thực tế. Nhưng điều này đòi hỏi phải có thời gian lâu dài trong khi với điều kiện triển khai thực tế hiện nay chưa thể đáp ứng được yêu cầu đó.Đây là một hạn chế không tránh khỏi của quá trình triển khai dạy học TV1 CGD. Do vậy, để nâng cao chất lượng dạy học TV1 CGD trong giai đoạn hiện nay cần phải tăng cường công tác tập huấn các cấp, tập trung vào chất lượng hơn là số lượng các đợt tập huấn nhằm giúp giáo viên nâng cao kiến thức và kĩ năng dạy học TV1 CGD.

a) Mục đắch

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lắ và giáo viên về chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục.

- Nâng cao kĩ năng dạy học TV1 CGD, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của CBQL và GV trong quá trình thực hiện.

b) Nội dung và cách thức thực hiện b1) Đối với các trường đã dạy TV1 CGD

- Điều tra, khảo sát, lấy ý kiến BGH và GV để xác định mức độ nhận thức, những khó khăn, vướng mắc BGH và GV đang gặp phải. Từ đó, xác định nội dung vấn đề cần đi sâu giải quyết.

- Trên cơ sở các thông tin thu thập được, Ban Chỉ đạo các cấp lập kế hoạch tập huấn. Trong đó, xác định rõ mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện phải gắn với việc giải quyết những vấn đề đặt ra.Bên cạnh, có thể phân đối tượng tập huấn thành các nhóm có sự tương đồng về nhận thức hoặc mức độ khó khăn để giải quyết hiệu quả và gắn với thực tế.Kế hoạch tập huấn cần có sự bàn bạc, thống nhất trước khi đưa vào triển khai thực hiện.

- Nên mời chuyên gia về CGD tham gia các lớp tập huấn cấp tỉnh, với vai trò là giám sát viên (ắt nhất một lần trong năm), nhằm giải đáp và thống nhất những kiến thức cũng như những điều chỉnh kĩ thuật cần thiết. Sự có mặt của các chuyên gia cũng sẽ giúp đánh giá hiệu quả công tác tập huấn, nhất là thẩm định năng lực của cốt cán cấp tỉnh.

- Trong quá trình tập huấn, cần thường xuyên có sự đánh giá, nhận xét sau mỗi hoạt động, giúp giáo viên và BGH hiểu rõ nội dung vấn đề. Đặc biệt, vào cuối mỗi đợt tập huấn, thông qua ý kiến phản hồi trực tiếp hoặc bằng phiếu khảo sát thông tin, sẽ giúp đánh giá phần nào sự biến chuyển trong nhận thức của người tham gia tập huấn cũng như mức độ đạt được so với mục tiêu đã đề ra.

b2)Đối với các trường mới tham gia dạy TV1 CGD

- Điều tra khả năng và nhu cầu của giáo viên, Ban giám hiệu.

- Lập kế hoạch tập huấn. Trong đó, nội dung tập huấn gồm có: tư tưởng, quan điểm, phương pháp, nghiệp vụ dạy TV1 CGD, tập huấn kĩ quy

trình dạy của từng dạng bài, mẫu bài, kiến thức ngữ âm, luật chắnh tả tiếng Việt; cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Triển khai tập huấn. Nếu số lượng trường mới tham gia ắt (hai hoặc ba trường trong một huyện) thì triển khai tập huấn ở quy mô cấp huyện, nếu số lượng nhiều hơn và ở các huyện khác nhau nên tổ chức ở quy mô cấp tỉnh, chia làm 2 đợt:

+ Đợt 1: gồm tất cả GV dạy TV1 CGD, GV dự phòng, tổ trưởng tổ chuyên môn khối 1, GV cốt cán và chuyên viên chỉ đạo của Phòng GD&ĐT; thực hiện đầy đủ các nội dung tập huấn.

+ Đợt 2: gồm hiệu trưởng, lãnh đạo phòng GD&ĐT có tham gia dạy TV1 CGD; nội dung tập huấn tập trung ở các điểm: tư tưởng, quan điểm, những nét cơ bản về phương pháp và dạng bài của TV1 CGD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng thời trong quá trình tập huấn, để giáo viên dễ hình dung ra quy trình của tiết dạy nên dạy mẫu dạng bài đầu tiên trên học sinh và chọn giáo viên cốt cán dạy tốt, tách rõ ràng từng việc, kĩ thuật khi chuyển việc.

- Đánh giá kết quả tập huấn (phiếu khảo sát).

3.2.2.3.Tăng cường tổ chức hội thảo, giao lưu về dạy học TV1 CGD

Trong quá trình kiểm tra, dự giờ cũng như qua kết quả đánh giá chất lượng học tập của học sinh các trường tham gia dạy học TV1 CGD, cho thấy có trường đạt kết quả rất tốt, tỉ lệ học sinh yếu rất thấp hoặc không có học sinh yếu, nhưng cũng có trường còn tỉ lệ học sinh yếu cao; một số giáo viên còn lúng túng trong quá trình giảng dạy, nhất là khi xử lắ những tình huống có sự chênh lệch về ngữ liệu giữa thiết kế, sách giáo khoa và vở tập viết. Dù tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, nhưng thời gian tập huấn không nhiều và trong quá trình lên tiết thực tế sẽ luôn có những vấn đề nảy sinh nên việc giáo viên gặp trở ngại là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, tăng cường tổ chức hội thảo, giao lưu giữa các trường, các huyện có dạy TV1 CGD là một trong

những biện pháp hữu hiệu giúp giáo viên và CBQL trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc xử lắ những tình huống ấy.

a) Mục đắch

- Tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lắ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau về cách quản lắ, cách giảng dạy TV1 CGD.

- Phát hiện và giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.

b) Nội dung và cách thức thực hiện

b1) Tổ chức hội thảo chuyên đề khi chuyển sang dạng bài mới

Một chuyên đề có thể thực hiện trong phạm vi một trường, để giáo viên trong khối học tập lẫn nhau hoặc để tất cả giáo viên trong trường biết và hiểu phần nào về nội dung và cách dạy TV1 CGD. Chuyên đề còn được thực hiện ở phạm vi rộng hơn: cụm trường trong huyện, tất cả các trường trong huyện hoặc giữa các huyện với nhau.

Các chuyên đề cần thực hiện ở giai đoạn chuyển sang dạng bài mới nhằm giúp giáo viên thống nhất cách dạy từng dạng bài sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện nhà trường, nhất là hướng dẫn giáo viên các trường mới tham gia giảng dạy về quy trình và kĩ thuật dạy học các mẫu. Nên lấy trường đã dạy làm địa điểm hội thảo và chọn giáo viên dạy tốt để dạy các mẫu, sau đó luân phiên sang trường mới.

Phòng GD&ĐT giữ vai trò chủ trì, lên kế hoạch thời gian, nội dung, địa điểm tổ chức chuyên đề. Ngoài ra, giữa các trường lân cận nhau vẫn có thể chủ động liên hệ tổ chức, nhất là những trường mới dạy cần có sự liên hệ chặt chẽ với những trường đã dạy gần đấy để học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lắ và giảng dạy TV1 CGD.

Sau hội thảo chuyên đề cần có biên bản ghi lại những nội dung và quy trình giảng dạy được thống nhất (vẫn đảm bảo theo quy trình 4 việc, chỉ làm rõ quy trình hơn hoặc thống nhất điều chỉnh những sai sót của tài liệu).

b2) Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm quản lắ dạy học TV1 CGD

Tùy theo quy mô tổ chức, cấp huyện hay cấp trường, mà người đứng đầu của các đơn vị chủ động liên hệ, thống nhất về thời gian, địa điểm, nội dung và hình thức tổ chức.

Mỗi đơn vị tham gia sẽ chuẩn bị bản tham luận nêu lên đặc điểm của đơn vị mình, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lắ dạy học TV1 CGD. Một số nội dung gợi ý trong công tác quản lắ cần thể hiện trong bài tham luận:

- Công tác huy động trẻ ra lớp 1 và tuyên truyền về việc mở lớp dạy TV1 CGD;

- Công tác bố trắ giáo viên và những ưu đãi được thực hiện;

- Công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để mở lớp học 2 buổi/ ngày;

- Công tác tập huấn, dự giờ, góp ý giáo viên; - Công tác kiểm tra, khảo sát chất lượng định kì;

- Công tác xây dựng môi trường học tập thân thiện, thu hút học sinh đến trường, hạn chế tình trạng nghỉ học, bỏ họcẦ

Trong buổi hội thảo, giao lưu, nên chọn những đơn vị tiêu biểu, đạt kết quả tốt trình bày bài tham luận để các đơn vị khác rút kinh nghiệm cho mình; tránh chỉ trắch những đơn vị làm chưa tốt trước cuộc hội thảo.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tiếng việt 1 công nghệ giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 89 - 95)