Qua kết quả khảo sát về kiến thức, năng lực ngữ âm tiếng Việt, các kĩ năng đọc, viết của học sinh (năm học 2014-2015) cho thấy:
- Đa số học sinh nhận biết và phân tắch được các âm, vần, tiếng và dấu thanh; biết phân tắch cấu tạo của tiếng, phân biệt được âm đầu, âm đệm, âm chắnh, âm cuối và vị trắ của chúng trong cấu trúc của tiếng. Học sinh nhận biết được các kiểu vần, các nguyên âm đôi, nắm vững luật chắnh tả khi viết.
- Phần lớn học sinh đều nghe, nhận biết và viết đúng các âm, tiếng, từ; viết đúng kiểu chữ đã học, tốc độ viết khá tốt.
- Phát âm to, rõ ràng các âm, vần, tiếng; đọc trôi chảy các tiếng, từ, biết ngắt nghỉ hơi theo dấu câu.
Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh yếu vẫn còn cao. Những lỗi các em thường mắc phải:
- Phát âm sai các phụ âm th, kh, ngh, ng, tr, ph, nh,ẦCòn phát âm nhầm giữa các phụ âm tr/ch, s/x, r/g, v/d/gi, n/lẦ, giữa thanh hỏi/ thanh ngã.Phần lớn học sinh dân tộc phát âm không chuẩn về dấu thanh, các em thường phát âm tiếng thanh huyền thành tiếng thanh ngang, tiếng thanh hỏi thành tiếng thanh nặng.Vần có âm cuối n/ng, n/nh, c/t, t/ch và những vần có cơ chế phát âm gần nhau ay/ ây, ui/ uôi, un/uôn, um/ uôm, ươu/ưu, im/iêm, iêm/êmẦcũng là một trong những lỗi về phát âm mà học sinh đã mắc.
- Một số em tốc độ đọc còn chậm so với qui định do chưa nắm vững tiếng có nguyên âm đôi, các tiếng có vần chứa âm đệmẦ
- Về kỹ năng viết: còn một số em viết sai âm, tiếng, sai dấu thanh hoặc không có dấu thanh (nhất là đối với học sinh người dân tộc, các em thường viết thiếu dấu thanh), chưa nắm vững luật chắnh tả, chưa chắnh xác về độ cao con chữ.
2.4. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân
2.4.1. Đánh giá thực trạng
Sau bốn năm thực hiện, kết quả đạt được tương đối khả quan, tỉ lệ HS xếp loại khá giỏi tăng, tỉ lệ HS xếp loại yếu môn TV giảm rõ rệt. HS học TV1 CGD được đánh giá tiếp thu kiến thức một cách vững chắc, nắm vững cấu tạo ngữ âm tiếng Việt, nắm chắc luật chắnh tả, đọc thông, viết thạo, phát âm tương đối chuẩn, qua thời gian nghỉ hè không quên chữ. HS tắch cực và chủ động hơn khi tham gia vào các hoạt động học tạo ra sản phẩm cho chắnh mình.Hầu như không còn hiện tượng HS không biết đọc, chỉ có những trường hợp HS đọc chậm. Chương trình được thiết kế theo mô hình dạy học ỘThầy thiết kế - Trò thi côngỢ nên sớm hình thành được ở HS phương pháp tự học, HS mạnh dạn, tự tin.
Các bài dạy được thiết kế chi tiết, theo các mẫu cơ bản, nên giáo viên không phải soạn bài, thời gian được tập trung cho việc chuẩn bị và nghiên cứu bài dạy đạt hiệu quả cao hơn. Kiến thức và kĩ năng của giáo viên được nâng lên rõ rệt trong quá trình dạy học. Các giáo viên đều khẳng định dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục cho học sinh, đặc biệt là với các em học sinh đều mang lại kết quả cao.
Số lượng trường, lớp, học sinh tham gia học TV1 CGD tăng lên sau mỗi năm. Một số trường đã linh hoạt vận dụng phần dạy cấu tạo tiếng và luật chắnh tả vào chương trình hiện hành.
2.4.1.2. Hạn chế
Nội dung chương trình TV1 CGD đã đi vào ổn định nhưng sau mỗi năm học luôn có sự điều chỉnh về thiết kế và ngữ liệu trong sách giáo khoa khiến giáo viên thường lúng túng và mất nhiều thời gian nghiên cứu thực hiện.
Tỉ lệ học sinh yếu TV1 CGD vẫn còn tương đối cao.
Một số cán bộ quản lắ và giáo viên chưa thật sự hiểu về chương trình CGD.
2.4.2. Nguyên nhân
Nhìn chung, từ những nội dung được tìm hiểu trên, ta có thể thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng dạy học TV1 CGD:
- Công tác tập huấn, giám sát, hỗ trợ giáo viên chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Đội ngũ giáo viên chưa ổn định về số lượng và chất lượng.
- Sự điều chỉnh tài liệu dạy học mỗi năm khiến GV và HS gặp lúng túng, bị động trong việc tổ chức các hoạt động học tập.
- Do đặc thù của chương trình, nhiều phụ huynh còn băn khoăn về phương pháp giảng dạy; một số phụ huynh quan tâm rèn thêm cho học sinh ở nhà nhưng không đúng với phương pháp của thiết kế, khiến giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh.
- Sự tham gia học tập không chuyên cần của học sinh, học sinh chuyển đến trong năm đều gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và theo kịp chương trình.
Kết luận chương 2
Trong chương này chúng tôi đã làm rõ một số thực trạng sau: - Chương trình, nội dung và tài liệu dạy học TV1 CGD - Công tác quản lắ, tổ chức triển khai dạy học TV1 CGD
- Trình độ và năng lực sư phạm của giáo viên trực tiếp dạy TV1 CGD - Kết quả học tập của học sinh.
Chương trình TV1 CGD về mặt lắ luận và thực nghiệm đều chứng minh được tắnh hiệu quả, khoa học và giải quyết được vấn đề tắch cực hóa dạy học môn Tiếng Việt lớp 1. Tuy nhiên, khi đi vào triển khai trên diện rộng ở các địa phương thì kết quả đạt được chưa cao. Điều đó là hợp lắ, bởi nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên. Ở các trường tiểu học, với thời gian tập huấn không nhiều, lại không được giúp đỡ, hỗ trợ thường xuyên, kịp thời nên nhiều giáo viên chưa hiểu và thực hiện đúng thiết kế, hoặc thực hiện đúng theo thiết kế hướng dẫn nhưng không thể lắ giải về sự chênh lệch giữa các kĩ năng của học sinh (đọc tốt, viết lại yếu)Ầ Cơ sở lắ luận
và thực trạng nêu trên chắnh là cơ sở để tác giả đề xuất một số biện pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo hướng tắch cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1 CGD THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tắnh mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải hướng đến việc giải quyết mâu thuẫn, vấn đề đặt ra. Cụ thể, những biện pháp đề tài đưa ra phải hướng vào việc tắch cực hóa quá trình dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình Công nghệ giáo dục ở trường tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng của học sinh trong dạy học Tiếng Việt.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải phát huy cao độ tắnh tự giác, tắnh tắch cực, tắnh độc lập, sáng tạo của người học dưới tác dụng vai trò chủ đạo của giáo viên, tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học.
- Tắnh tự giác nhận thức thể hiện ở chỗ người học ý thức đầy đủ mục đắch, nhiệm vụ học tập mà qua đó nỗ lực nắm vững tri thức, tránh chủ nghiã hình thức trong quá trình lĩnh hội tri thức.
- Tắnh tắch cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề học tập, nhận thức. Nó vừa là mục đắch hoạt động, vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để đạt được mục đắch và vừa là kết quả của hoạt động.Tắnh tắch cực nhận thức cũng là phẩm chất hoạt động của cá nhân.
Cần phải phân biệt tắnh tắch cực và trạng thái hành động, về bề ngoài chúng giống nhau nhưng về bản chất là khác nhau.
Tuỳ theo sự huy động những chức năng tâm lý nào và mức độ sự huy động đó mà có thể diễn ra tắnh tắch cực tái hiện, tắnh tắch cực tìm tòi và tắnh tắch cực sáng tạo.
- Tắnh độc lập nhận thức về nghĩa rộng là sự sẵn sàng tâm lý đối với sự tự học.Theo nghĩa hẹp, tắnh độc lập nhận thức là năng lực, phẩm chất, nhu cầu học tập và năng lực tự tổ chức học tập, cho phép người học tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động học tập của mình và qua đó cho phép người học hình thành sự sẵn sàng về mặt tâm lý cho việc tự học.
- Ba phẩm chất nêu trên có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tắnh tự giác nhận thức là cơ sở của tắnh tắch cực và tắnh độc lập nhận thức.Tắnh tắch cực nhận thức là điều kiện, là kết quả, là định hướng và là biểu hiện của sự nảy sinh và phát triển của tắnh độc lập nhận thức.Tắnh độc lập nhận thức là sự thể hiện tắnh tịư giác, tắnh tắch cực ở mức độ cao.
Kết hợp tắnh tắch cực của giáo viên và học sinh một cách hài hoà trong hoạt động phối hợp với nhau sẽ cho phép đạt được những kết quả dạy học và giáo dục trong một thời gian ngắn nhất.
Trong hoàn cảnh đổi mới ở nước ta nói chung và đổi mới sự nghiệp giáo dục nói riêng, trong điều kiện nhân tố con người là động lực cho sự phát triển của xã hội thì tắnh tự giác, tắnh tắch cực, tắnh độc lập sáng tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tắnh khoa học
Để đạt được mục đắch nghiên cứu, phải xuất phát từ cơ sở lắ luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến việc dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục. Đồng thời, trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã định hướng, tìm ra các biện pháp thực hiện cụ thể.
Nguyên tắc khoa học đòi hỏi môn Tiếng Việt phải đảm bảo tắnh chắnh xác hiện đại nội dung dạy học . Nguyên tắc này cần được xem xét trong mối quan hệ với nguyên tắc vừa sức . Cấu tạo chương trình phải phù hợp lô gic
phát triển của khoa học Tiếng Việt , đồng thời hệ thống các tri thức của môn học , trật tự sắp xếp các tài liệu theo từng lớp phải phù hợp lô gic phát triển tâm lắ và khả năng nhận thức của học sinh .
Nguyên tắc khoa học yêu cầu về tắnh hệ thống đảm bảo cho sự kế thừa và phát triển tri thức , kĩ năng kĩ xảo xác định rõ những mối quan hệ khác nhau không chỉ đối với cái mới mà còn đối với tri thức cũ như là yếu tố của một hệ thống trọn vẹn và thống nhất .
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tắnh khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải đảm bảo thực hiện được, đáp ứng yêu cầu thực tế hiện có và phù hợp với điều kiện của địa phương, phù hợp yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tắnh hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải đạt được hiệu quả như mong muốn, xác định trên cơ sở mục tiêu đã đặt ra và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu đó.
3.2. Các biện pháp dạy học TV1 CGD theo hướng tắch cực hóa hoạt động học tập của học sinh động học tập của học sinh
3.2.1. Nhóm biện pháp về tắch cực hóa việc xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 CGD dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 CGD
3.2.1.1. Xác định mục tiêu, nội dung dạy học nhằm tắch cực hóa hoạt động học tập của học sinh
a) Đổi mới việc xác định mục tiêu dạy học, đặc biệt là thay đổi cách xác định mục tiêu bài học một cách cụ thể, rõ ràng, tường minh theo hướng chỉ rõ mức độ người học phải đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ, chú ý mục tiêu rèn luyện phương pháp tự học cho người học