Một số lắ luận về CGD của Hồ Ngọc Đạ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tiếng việt 1 công nghệ giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 33 - 36)

Trên cơ sở những lắ thuyết tâm lắ học của Piaget, Galperin, Davưdov và từ thực nghiệm ở Liên Xô cuối những năm 1960 thế kỉ trước, Hồ Ngọc Đại đã hoàn thiện hai vấn đề lắ luận:

- Hình thành động tác trắ óc.

Ông đã đưa ra một giải pháp cụ thể về hoạt động học, trong đó không ngừng khẳng định quan điểm lắ luận về sự hình thành khái niệm khoa học hiện đại cho học sinh tiểu học mà còn đưa ra những biện pháp thực tiễn để tổ chức hoạt động học. Và ông cho rằng hoạt động học có cấu trúc của riêng nó: động cơ, nhiệm vụ (mục đắch và phương tiện), hành động và thao tác. Nội dung dạy học thể hiện ở nhiệm vụ học, còn phương pháp là các hành động để thực hiện nhiệm vụ đó. Về cơ bản, luận án tiến sĩ 1976 của ông đã nhấn mạnh đến nguồn gốc của khái niệm và xác lập được phương pháp hình thành khái niệm toán học hiện đại cho trẻ em tiểu học thông qua việc tổ chức hành động học, đặc biệt là vai trò của mẫu hành động cho lĩnh vực tri thức thuộc khái niệm đó.

* Lắ luận về môn học và bài học

Theo Hồ Ngọc Đại, một chương trình môn họcđược cấu tạo phải đảm bảo ba nguyên tắc:

+ Nguyên tắc phát triển + Nguyên tắc chuẩn mực

+ Nguyên tắc tối ưu và tối thiểu

Nguyên tắc thứ nhất thể hiện triệt để nguyên lắ macxit về quá trình hình thành và phát triển tâm lắ của trẻ em trong nền văn minh hiện đại, có tắnh đến chênh lệch an toàn so với văn minh hiện thực đương thời do thực hiện trong nhà trường.

Nguyên tắc thứ hai nhằm đạt tới tắnh chuẩn mực cho trẻ em.Tắnh chuẩn mực dựa trên cơ sở tối thiểu đủ tin cậy của một lắ thuyết để dùng làm mô hình chuẩn. Tắnh chuẩn thể hiện ở ba điểm: 1) mô hình đó khả dĩ Ộđối chọiỢ với những mô hình khác đã được lịch sử chấp nhận, 2) từ trong bản chất mô hình đó có khả năng phát triển và 3) các mô hình khác kém sức hấp dẫn và kém phát triển.

Nguyên tắc thứ ba đề cập đến liều lượng và khối lượng được chọn. Căn cứ của nguyên tắc này là những gì mang đến cho trẻ em chỉ nhằm phục vụ tốt

nhất cho cuộc sống thực của trẻ, đi theo nó suốt đời và góp phần làm nên cuộc sống của nó. Nói cách khác, là chỉ đưa cho trẻ những cái - không - thể - không có cho cuộc sống bình thường.Từ yêu cầu của cuộc sống, trường phổ thông phải đảm bảo cho trẻ em một trình độ tối thiểu (không phải trung bình hay cao nhất).Với phương pháp nhà trường, với yêu cầu tối thiểu kể trên thì nhà trường hiện đại đảm bảo được tắnh tối ưu.

Hồ Ngọc Đại coi bài học là đơn vị cơ bản của quá trình giảng dạy, là một khâu của Ộquy trình công nghệỢ trong giảng dạy. Nội dung của bài học là khái niệm, nội dung của môn học là hệ thống khái niệm. Trong thực tiễn giáo dục, bài học là quá trình thầy giáo tổ chức hoạt động để trò lĩnh hội được một khái niệm và kĩ năng, kĩ xảo tương ứng.

Với xuất phát từ nhận thức rằng logic của khái niệm nằm ở trong sự vật (đối chiếu với lắ luận về hoạt động tâm lắ) nên phải hành động trực tiếp với sự vật ấy.Logic ấy có hình thức biểu hiện nên chủ thể phải chinh phục luôn cả hình thức ấy. Từ đó, kĩ thuật giảng dạy được quy trình hóa theo mỗi bài học.

Quy trình công nghệ của một bài học thoạt tiên được chia thành các việc làm.Mỗi việc làm đến lượt nó, xét về mặt kĩ thuật lại phân chia thành chuỗi thao tác, việc làm thì hình thành được khái niệm và tương ứng với nó là kĩ năng, kĩ xảo.

* Mô hình dạy học Thầy thiết kế - trò thi công

Dưới góc độ phương pháp dạy học, mô hình dạy học Thầy thiết kế - trò thi công có thể xem là một phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành các hành động bằng cách thiết kế hệ thống việc làm theo quy trình hành động trắ óc và tổ chức cho học sinh triển khai việc làm đó theo bản thiết kế đã có. Kết quả sau khi thực hiện đầy đủ các việc làm, người học đạt được mục tiêu học tập của mình.

Trong mô hình dạy học Thầy thiết kế - trò thi công có các yếu tố quan trọng là:

- Nội dung dạy học (quy định là A)

- Quy trình (cách thức) chuyển nội dung A từ bên ngoài thành sản phẩm bên trong của học sinh, kắ hiệu là →

- Học sinh hoạt động theo sự hướng dẫn của thầy nhằm thực hiện, biến bổi từ A theo quy trình → thành sản phẩm của riêng mình, kắ hiệu là a.

Như vậy, mô hình dạy học Thầy thiết kế - trò thi công được tóm tắt bởi công thức: A → a

Trong mô hình dạy học trên, nội dung A có hai đặc trưng quan trọng là: A là hệ thống khái niệm khoa học hiện đại, và A được thể hiện qua cả 3 hình thức vật chất, mô hình và kắ hiệu. Tương ứng với 3 hình thức vật liệu là 3 hình thức hành động nhận thức: hành động trên vật thật, hành động trên mô hình, hành động trên kắ hiệu.

Trong công thức A → a, quy trình → có ba đặc trưng nổi bật là: phản ánh được hệ thống việc làm của người học trên các hình thức vật liệu, hệ thống việc làm đó diễn ra theo trật tự tuyến tắnh và bằng hệ thống việc làm, người học chiếm lĩnh đối tượng lĩnh hội.

Theo công thức A → a, người thầy có các nhiệm vụ: lựa chọn A, triển khai A thành hệ thống phát triển A1, A2, ẦAn, và thiết kế hệ thống việc làm để thực hiện quy trình chuyển A → sao cho người học thực hiện theo quy trình sẽ đạt được sản phẩm a cho riêng mình. Trong khi đó, người học, tự mình thực hiện các việc làm do người thầy thiết kế và hướng dẫn sẽ đạt được sản phẩm a.

Như vậy, mô hình dạy học Thầy thiết kế - trò thi công, đặt trọng tâm ở việc làm của người học chứ không phải chú ý nhiều đến bài giảng của thầy.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tiếng việt 1 công nghệ giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 33 - 36)