Nhóm biện pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tiếng việt 1 công nghệ giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 95 - 101)

II. Phần cụ thể phần âm

3. Xác định mục đắch của từng thao tác, mối quan hệ giữa các thao tác

3.2.3. Nhóm biện pháp hỗ trợ

3.2.3.1. Xây dựng môi trường học tập thân thiện

Một môi trường học tập bao gồm các yếu tố, các quan hệ diễn ra xung quanh hoạt động học tập của học sinh. Trong đó, có các mối quan hệ đặc trưng: quan hệ

giáo viên - học sinh; quan hệ học sinh - học sinh; quan hệ học sinh - tập thể (học sinh),Ầ Qua thực tế điều tra, chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên chưa tạo được sự gần gũi, thân thiện với tất cả học sinh, giữa học sinh với học sinh chưa có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập. Mặt khác, phần lớn học sinh ở vùng sâu, vùng xa thường có đặc tắnh rụt rè, nhút nhát, nhất là đối với học sinh dân tộc, các em thường ắt chủ động tham gia vào các hoạt động học tập. Sự rụt rè, nhút nhát ấy cũng do một phần các em chưa được học qua các lớp Mầm non trước khi vào lớp 1, các em chưa có sự chuẩn bị cho một môi trường mới, nơi có bạn bè, thầy cô và các hoạt động học tập đặc trưng.

Trong môi trường học tập thân thiện, tắch cực người học sẽ được phát huy năng lực học tập của mình ở trạng thái tốt nhất. Do vậy, việc tạo một môi trường học tập thân thiện là rất cần thiết để giúp các em mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia các hoạt động học tập, yêu thắch đến lớp, đến trường.

a) Mục đắch

- Tạo không khắ học tập vui tươi, nhẹ nhàng, gây hứng thú, lôi cuốn học sinh.

- Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân trước tập thể; yêu thắch học tập, vui đến lớp, đến trường.

b) Nội dung và cách thức thực hiện

b1)Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm sinh lắ học sinh

Giáo viên cần nắm được hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm sinh lắ của mỗi học sinh, mặt mạnh và mặt còn hạn chế của các em, nên ghi nhận những thông tin ấy vào trong sổ tay riêng. Để biết được tắnh cách học sinh, giáo viên có thể tìm hiểu thông qua trò chuyện với các em, quan sát các em trong học tập và vui chơi,Ầgiáo viên nên dành một ắt thời gian đến thăm gia đình những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp của mình. Có hiểu học sinh thì người giáo viên mới có thể gần gũi và tạo niềm tin nơi các em, giúp các em phát huy ưu điểm và khắc phục phần còn hạn chế.

b2)Quan tâm, hỗ trợ học sinh kịp thời

Trong quá trình dạy học, giáo viên cần quan tâm, hỗ trợ học sinh kịp thời.Gợi ý, hướng dẫn khi các em gặp khó khăn, tuyên dương, khen thưởng khi các em thực hiện đúng yêu cầu; phải tạo cơ hội cho tất cả các em đều được tham gia đầy đủ các hoạt động học tập, nhất là với học sinh yếu.

Giáo viên phải hiểu và nắm vững thiết kế, có như vậy mới có thể điều khiển, tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt và nhẹ nhàng, giáo viên có thời gian để quan sát, giúp đỡ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Giáo viên cần chú ý về giọng nói và ngôn ngữ sử dụng khi đánh giá, nhận xét học sinh, phải thể hiện sự tôn trọng, động viên và khuyến khắch các em, tránh những lời lẽ chê bai, xúc phạm học sinh.

Ngoài ra, đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sự quan tâm còn thể hiện ở việc hỗ trợ các em có đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết.Nguồn hỗ trợ được vận động từ các mạnh thường quân hoặc trắch từ nguồn xã hội hóa giáo dục của nhà trường.

b3)Thiết lập vai trò của bạn bè trong học tập

Giúp học sinh nhận ra mỗi bạn đều có mặt mạnh, mặt yếu, có thể bạn giỏi trong hoạt động này nhưng lại làm chưa tốt trong học động khác.Vì thế, cần có sự hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.Giáo viên cần rèn được cho học sinh có sự chủ động trong việc giúp đỡ bạn, vắ dụ, khi phân tắch tiếng hay luyện đọc, những bạn làm tốt sẽ hướng dẫn, làm mẫu cho bạn làm chưa tốt.

Tổ chức đôi bạn cùng tiến, giúp học sinh xây dựng mối quan hệ bạn bè trong học tập và vui chơi. Giáo viên nên bố trắ một học sinh khá giỏi cùng một học sinh trung bình, yếu để em học sinh giỏi có thể hỗ trợ học sinh yếu trong học tập.

Nhà trường cần tổ chức và duy trì các hoạt động giao lưu giữa học sinh các khối lớp với nhau nhằm tăng cường mối liên hệ, tiếp xúc giữa các em, giúp các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Các hình thức giao lưu nên có sự đan xen giữa kiến thức, kĩ năng (theo từng đối tượng học sinh) và các trò chơi tập thể. Nên tổ chức định kì mỗi tuần hoặc mỗi tháng 1 lần.

Một số hình thức giao lưu gợi ý: giao lưu ỘTiếng Việt của chúng emỢ; kể chuyện sách, diễn kịch,Ầ

3.2.3.2. Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh

Chương trình TV1 CGD có thiết kế 2 Tuần 0 để giáo viên dạy học sinh làm quen với môi trường học tập mới, hướng dẫn học sinh biết cách nhận lệnh, thực hiện và báo cáo kết quả (sản phẩm). Hai tuần này dù học sinh không được học một chữ nào nhưng được đánh giá là có giá trị định hướng cho mọi việc về sau.Làm tốt Tuần 0 thì sẽ dễ làm tốt các tiết học về sau. Song, không phải giáo viên nào cũng nhận ra vai trò của tuần 0.Trong phần tự nhân xét của mình, nhiều giáo viên thừa nhận chưa thực hiện tốt việc rèn nề nếp học tập cho học sinh. Nề nếp học tập không tốt ảnh hưởng không ắt đến quá trình tổ chức tiết học (giáo viên mất nhiều thời gian hơn trong điều khiển, tổ chức lớp học; phải nói nhiều vì lặp lại hiệu lệnh; khó kiểm soát kết quả việc làm của học sinh...) và nó gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Vì thế, xây dựng tốt nề nếp học tập cho học sinh là điều cần phải thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy học TV1 CGD.

a) Mục đắch

- Giúp học sinh biết nhận việc, hiểu rõ cách làm, tự mình làm và kiểm soát quá trình làm, báo cáo kết quả (sản phẩm).

- Tập cho học sinh tác phong nhanh nhẹn, mạnh dạn, có tắnh kỉ luật.

b) Nội dung và cách thức thực hiện b1) Thực hiện tốt các tiết học chuẩn bị

Trong 2 Tuần 0, học sinhh được hướng dẫn và thực hành theo các nội dung: + Làm quen (giữa giáo viên - học sinh, giữa học sinh - học sinh)

+ Đồ dùng học tập và cách sử dụng (cách dùng và tư thế sử dụng bảng con, phấn, khăn lau; cách dùng và tư thế sử dụng bút chì, vở; hướng dẫn viết các nét cơ bản)

+ Xác định vị trắ trên/ dưới; trái/ phải; trước/ sau; trong/ ngoài (kết hợp chấm điểm tọa độ và viết các nét cơ bản).

+ Làm quen với kắ hiệu

+ Luyện tập - củng cố kĩ năng

Qua ỘTiết học chuẩn bịỢ, học sinh được làm quen và chuẩn bị những điều cơ bản, cần thiết nhất cho các hoạt động học tập chắnh thức. Với những nội dung trên, việc học sinh chưa qua mẫu giáo hay học sinh dân tộc chưa biết nói tiếng Việt đều không phải là trở ngại. Nhưng khi tổ chức thực hiện các tiết này, đòi hỏi giáo viên phải giao việc rõ ràng ngay từ đầu để đưa học sinh vào nề nếp, làm nghiêm túc, kỉ luật nghiêm; khuyến khắch học sinh nhiệt tình tham gia, rèn luyện tinh thần tập thể. Giáo viên phải tuân thủ quy trình làm việc, làm việc nào chắc việc ấy.Khen học sinh làm tốt, không chê em làm kém trước lớp.

b2) Quy ước các kắ hiệu sử dụng trong tiết học

Ngoài những nội dung được hướng dẫn trong thiết kế, giáo viên nên dùng các kắ hiệu, tắn hiệu để quy ước với học sinh trong hoạt động học tập. Những kắ hiệu, tắn hiệu quy ước sẽ giúp giáo viên hạn chế việc nói nhiều (việc sử dụng câu lệnh hay lời hướng dẫn dài dòng sẽ mất thời gian và dễ gây nhiễu thông tin đối với học sinh, nhất là học sinh dân tộc chưa biết nói tiếng Việt hay chỉ biết một ắt tiếng Việt), đồng thời nó giúp các hoạt động của lớp học diễn ra nhịp nhàng, trật tự và nhanh gọn hơn. Vắ dụ:

- Hiệu lệnh chuẩn bị - hiệu lệnh bắt đầu thực hiện - hiệu lệnh kết thúc: 1 tiếng gõ thước nhẹ - 2 tiếng gõ thước nhẹ - 1 tiếng gõ thước nhẹ hoặc tiếng gõ thứ nhất - tiếng gõ thức 2 - tiếng gõ thứ 3.

- Các kắ hiệu sử dụng đồ dùng học tập: S/16 (sách giáo khoa, trang 16); b (bảng con); v (vở trắng - viết chắnh tả); tv/24 (tập viết, trang 24),Ầ Khi viết các kắ hiệu ấy vào một góc riêng trên bảng lớp, học sinh nhìn thấy sẽ tự động thực hiện yêu cầu (lấy sách giáo khoa - mở ra trang 16; chuẩn bị bản con - phấn - giẻ lau hay lấy vở tập viết - mở ra trang 24,Ầ), khi xóa kắ hiệu ấy đi thì học sinh sẽ tự biết là kết thúc hoạt động và cất những vật dụng đó vào.

Giáo viên giữ vai trò chủ chốt trong việc chọn lựa những kắ hiệu, hiệu lệnh quy ước với học sinh, sao cho những kắ hiệu phải đơn giản, dễ nhận biết. Sau khi đã thống nhất, giáo viên dành thời gian tổ chức huấn luyện cho học sinh thực hiện theo những kắ hiệu đã được quy ước ấy (kết hợp hướng dẫn thực hiện trong các tiết chuẩn bị của Tuần 0).

3.2.3.3. Tăng cường sự hợp tác của cha mẹ học sinh a) Mục đắch

- Tạo sự đồng thuận, ủng hộ của cha mẹ học sinh trong quá trình triển khai dạy học TV1 CGD trên địa bàn.

- Tăng cường sự hỗ trợ tắch cực của cha mẹ học sinh trong hướng dẫn học sinh tự học tại nhà.

- Hạn chế việc dạy trước, dạy khác quan điểm của chương trình CGD. - Giảm tỉ lệ học sinh nghỉ học, bỏ học.

b)Nội dung và cách thức thực hiện

Cha mẹ học sinh là một trong những lực lượng gián tiếp tác động đến chất lượng học tập TV1 CGD.Cha mẹ không quan tâm, nhắc nhở con em trong học tập, bắt các em nghỉ học phụ việc gia đình, cho các em học trước chương trình

hay dạy không đúng cách đều có tác động xấu đến các em.Vì vậy, nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh cần tăng cường sự hợp tác chặt chẽ với nhau.

c)Hướng dẫn CMHS về cách học TV1 CGD

Căn cứ theo nhu cầu và nguyện vọng của CMHS, nhà trường có thể tổ chức một buổi hội thảo để hướng dẫn CMHS một cách cơ bản về cách dạy học TV1 CGD. Nhà trường cần có kế hoạch tổ chức cụ thể, chi tiết, nhất là chọn lọc nội dung cần hướng dẫn CMHS.Nội dung buổi hội thảo cần phải thông qua ý kiến của Phòng GD&ĐT trực tiếp quản lắ, để đảm bảo tắnh thống nhất và chặt chẽ trong chỉ đạo chuyên môn, tránh những sai sót không đáng có trong quá trình thực hiện. Buổi hội thảo nên tổ chức tập trung CMHS toàn khối 1, không nên tổ chức theo từng lớp và nên chọn giáo viên có kinh nghiệm dạy TV1 CGD để hướng dẫn mẫu cho CMHS hoặc mời cốt cán huyện thực hiện. Ban giám hiệu cần theo sát buổi hội thảo để kịp thời giải đáp những thắc mắc của CMHS khi cần thiết. Qua những buổi gặp mặt trong cuộc họp phụ huynh, giáo viên là người hướng dẫn cho CMHS về cách thức dạy các cháu cách tự học ở nhà.Góp phần nâng cao chất lượng về môn tiếng việt, để từ đó có kết quả cao hơn vào cuối năm học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học tiếng việt 1 công nghệ giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w