C, PH =9 và tia tử ngoại của mặt trời Vai trò sinh học: Vitamin Bl có vai trò trong trao đổi chất Gluxit, tă ng tính thèm ă n, t ă ng
2. Các nguyên tố khoáng đa lượng (đơn vị tính từng nguyên tố
là mg/kg thức ăn hay % trong thức ăn)
Nhóm nguyên tốđa lượng gồm Natri (Na), Kali (K), Clo (CL), Can xi (Ca), Phot pho (P), Lưu huỳnh(S) và Manhe (Mg)
*Natri, Kali, Clo: Natri, Kali là những kim loại kiềm có nhiều và quan trọng nhất trong cơ thể dưới dạng muối clorua và Bicacbonnat. Hàm lượng Kali có nhiều trong mô tuyến, mô thần kinh, mô xương, Natri có nhiều trong huyết tương.
-Vai trò sinh học của Natri, Kali, Clo
NaCl, KCl có trong huyết tương, tạo nên áp suất thẩm thấu của máu.
NaHCO3 duy trì lượng kiềm huyết, giữ cân bằng toan kiềm của máu.
Natri, Kali tham gia vào lực đệm của máu như H2CO3, NaHCO3,
NaH2PO4, Na2HPO4...Hệđệm trong cân bằng cần có Kali - KHb, KHbO2, K Protit...
Na+ , K+
trao đổi qua màng tế bào, đóng vai trò trong dẫn truyền xung
động thần kinh trong cơ thể.
Clo là nguyên tố tạo ra axit HCl quan trọng trong dịch vị, duy trì độ
Tỷ lệ Na+ , K+ trên Ca++ thích hợp đảm bảo hoạt động co bóp cơ tim bình thường. K+ làm giảm nhịp đập và sức co bóp của tim, còn Ca++ làm tăng nhịp đập và sức co bóp của tim.
Nếu ăn quá nhiều muối ăn (NaCl) làm tăng cường trao đổi chất, nhiệt thoát ra nhiều, gia cầm uống nước nhiều và kém ăn. Nhưng thiếu muối trong thức ăn, gia cầm mất tính thèm ăn, khả năng tiêu hóa thức ăn giảm.
Yêu cầu muối ăn; Gà con không quá 0,4%, gà lớn và gà đẻ không quá 0,5% NaCl trong khẩu phần.
* Canxi (Ca) Canxi tồn tại trong cơ thể chủ yếu dưới dạng muối Phot phát Canxi và CacbounatCanxi.
-Chức năng sinh học: Canxi có vai trò lớn nhất trong việc xây dựng và phát triển bộ xương của gia cầm. +Hình thành nên vỏ trứng cứng chắc, vỏ trứng chiếm tới 98% CaCO3 .
Cần thiết cho sựđông máu khi bị chảy máu, điều hòa tính thẩm thấu mô bào và hoạt động thần kinh, cần thiết cho co bóp của tim.
+ Dung dịch chứa Ca và K được phun thường xuyên bên ngoài tim để chuyển mạch vụn của tế bào chết ra
ngoài. Sự cần thiết để hấp thụ
Ca;
Tỷ lệ Ca: P = 2 : 1 đối với gia cầm non, còn 7 - 8 : 1 đối với gia cầm ở
thời kỳ đẻ trứng (chú ý - Photpho hấp thụ) Vitamin D và ánh sáng
Gà bị bệnh Newcatxon, bệnh tiêu hóa hấp thu Ca giảm. Thời tiết nắng nóng hấp thu Ca giảm.
-Sự thiếu hụt Canxi trong thức ăn gây còi xương, gây viêm nhiễm cơ quan nội tạng, co giật, đứng run rẩy, gà đẻ gây vẹo xương lưỡi hái, vỏ trứng mỏng hoặc mềm (trứng non), xương ống chân, cánh bị xốp.
Nếu thừa Canxi ảnh hưởng đến hoocmon tuyến giáp trạng. Yêu cầu Canxi: Giai đoạn gà con 1,0 - 1,2%, gà đẻ 3,4 - 3,7, gà hậu bịđẻ và gà trưởng thành 0,9 - 1,0%, vịt con 0,9%, vịt đẻ 2,8 - 3,0% trong thức ăn hỗn hợp. Gia cầm chỉ hấp thu được 50 - 60% Canxi trong khẩu phần. Một quả
trứng bình quân chứa 2,5 gam Canxi. Canxi cho duy trì bộ xương cơ thể
1g/1 ngày/gà đẻ. Bình thường trong thức ăn hỗn hợp chưa bổ sung bột đá, bột xương chỉ chứa 0,9 - 1,1% Canxi. Cần phải bổ sung bột xương 1,0% cho gà thịt, 3% bột xương và 6,0 - 6,5 %bột đá vào thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ
mới đủ yêu cầu Canxi.
* Phốt pho (P). Phốt pho cung cấp cho gia cầm ở dạng muối phốt phát. -Chức năng sinh học. Trong cơ thề gia cầm con (dưới 8-9 tuần tuổi - gọi là gia cầm con) chứa 0,4- 0,6 % phốt pho, gia cầm trưởng thành 0,7-0,9 %. Trong máu chứa 3-12 mg %.
Chức năng quan trọng là kiến tạo bộ xương. Cân bằng toan kiềm trong máu, trong các tổ chức của cơ thể, trao đổi chất đường, chất béo và prôtêin, hoạt động thần kinh. Tham gia cấu tạo ADN, ARN của nhân tế
bào. Có trong hợp chất cao phân tử ATP. Hợp chất phôtphoprotit, phôtpholipit trong tế bào và màng tế bào.
Nếu thiếu hụt phôtpho trong KPTA gây còi xương, xốp xương, vỏ
trứng mỏng, giảm khả năng làm việc của gà trống.
tính là % phôtpho hấp thu (hay P tiêu hóa), chứ không phải là phôt pho tổng số. Vì photpho ở thức ăn thực vật chỉ hấp thu được 30%, còn ởđộng vật được gia súc gia cầm hấp thu 100% cho nên phải tính nhu cầu
photpho mới thực chất.
Gà con yêu cầu khoảng 0,45-0,5% phôtpho hấp thu, gà đẻ 0,45-
0,55%.Vịt con và vịt thịt 0,35-0,40%, vịt đẻ 0,45-0,475% phôtpho hấp thu trong khẩu phần
* Manhe (Mg).
-Vai trò sinh học: Manhe chiếm 0,005% KLCT. Manhe tồn tại chủ
yếu trong tế bào. Manhe tham gia cấu tạo xương, có trong thành phần của enzim Hexokinaza trong trao đổi đường. Khi tăng Ca phải tăng cả Mg.
Sự thiếu hụt Mg trong thức ăn làm giảm tốc độ sinh trưởng, không điều chỉnh được hoạt động cơ bắp, làm giảm tỷ lệ đẻ trứng, làm giảm sử dụng Ca, P.
-Yêu cầu : Gà dưới 4 tuần tuổi 500 mg/1kg thức ăn, trên 4 tuần tuổi 550 mg/1kg thức ăn.
*Lưu huỳnh (S):
Trong cơ thể gia cầm S là thành phần của các axit amin chứa S như
metionin, xystin, xystein, thiamin.
-Vai trò sinh lý: Tạo nên lông, móng, đặc biệt ở gia cầm cần axit amin chứa S hơn các gia súc khác (trừ cừu) vì tạo lông. Lưu huỳnh cần thiết cho sản xuất hoocmôn. Sự thiếu hụt S gây rụng lông, bong vảy chân, ảnh hưởng
đến trao đổi phôtpho, từđó gây còi xương. Tuy vậy gia cầm thường khó biểu hiện thiếu S vì qua quá trình trao đổi một số axit amin chứa S thì giải phóng S. Nhưng khi dùng thuốc chống cấu trùng liều cao thì cũng gây thiếu S.
-Nguồn cung cấp: Bột cá, bột thịt xương, bột lông vũ, muối Sunphat từ tổng hợp hóa học.