Kỹ thuật công tác giống đối với vịt dòng thuần về cơ bản giống với gà. Chủ yếu chọn lọc theo gia đình.
Cũng như gà, vịt được chọn là giống sau khi đã qua kiểm tra về năng suất trứng, khối lượng cơ thể của bản thân và của chị em gái cùng cha cùng mẹ cũng như của đàn con lúc 7 tuần. Trong các xí nghiệp giống vịt nếu chỉ
có 2 dòng thì cơ cấu dòng trống là 35% còn dòng mái là 65%. Mỗi dòng phải có ít nhất là 60 gia đình.
Việc theo dõi sản lượng trứng cá thể thông qua ổ đẻ có cửa sập tự động. Trong các ổ đẻ đó vịt thường đẻ vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Tỷ lệ trống mái trong các gia đình là 1 : 4 hoặc 1 : 5. Trứng được thu nhặt và
đánh dấu theo từng con mái, từng họ, từng dòng, ngày đẻ. Sau đó ghi chép vào bảng biểu theo dõi năng suất cá thể. Vào lúc 7 tuần tuổi vịt được đánh giá khối lượng cơ thể. Chọn những vịt có khối lượng cơ thể lớn nhất so với trung bình của lô.
Khi chọn lọc và ghép gia đình cần chú ý tới các tính trạng thể hiện hướng sản xuất của dòng. Dòng trống phải chú ý nhiều tới khối lượng cơ
thể, tỷ lệ nuôi sống vịt hậu bị, tỷ lệ trứng có phôi, còn dòng mái chú ý nhiều tới sản lượng trứng, tỷ lệấp nở, tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống. Ngoài ra nước ta còn quan tâm các chỉ tiêu về tốc độ mọc lông.
Trong các dòng trống khi chọn lọc theo khối lượng sống lúc 7 tuần tuổi cần chọn những vịt trống có khối lượng sống lớn hơn hoặc bằng 2 δvà vịt mái lớn hơn hoặc bằng 0,5 δ so với khối lượng sống trung bình. Còn đối với dòng mái chọn những cá thể có khối lượng sống vừa phải ( ≥0,5 - lδ).
Đặc biệt đối với các dòng vịt chuyên trứng cần khống chế khối lượng sống ở mức độ vừa phải. Tỉ lệ chọn lọc trong giai đoạn này đối với vịt trống là 4% và đối với vịt mái là 20%.
Ngoài chỉ tiêu khối lượng sống lúc 7 tuần tuổi, trong quá trình đánh giá và chọn lọc vịt cần tính toán các chỉ tiêu sau:
-Chất lượng thịt (chủ yếu thịt ngực và thịt lườn): Mổ khảo sát 4 con từ
mỗi mái Tốc độ mọc lông: xác định vào lúc 7 tuần tuổi theo tốc độ mọc lông lưng và lông cánh.
-Đặc điểm ngoại hình: Loại bỏ những cá thể có đặc điểm ngoại hình không phù hợp với dòng hoặc có khuyết tật.
-Tỷ lệ nuôi sống trong giai đoạn vịt con và vịt hậu bị: Được xác định theo từng gia đình, họ và dòng sau 7 tuần nuôi dưỡng.
-Tiêu tốn thức ăn: Thường chỉ tiêu này tính cho từng dòng.
-Sản lượng trứng: Sản lượng trứng được theo dõi cá thề, thời gian theo dõi phụ thuộc vào từng giống. Thường theo dõi sản lượng trứng đến 36 - 40 tuần.
-Khối lượng quả trứng: Xác định lúc 43 tuần tuổi, bằng cách cân từng quả trứng trong suốt 10 ngày liên tục.
Tỷ lệ trứng có phôi: Xác định bằng cách soi kiểm tra trứng trong quá trình ấp. Chỉ tiêu này xác định theo gia đình, họ.
Tỷ lệ nở của trứng: Xác định theo từng gia đình và được tính theo phần trăm vịt nở ra so với trứng có phôi.
Tỷ lệ vịt nở loại I: Cũng được xác định theo từng gia đình.
Tỷ lệ hao hụt đối với vịt trưởng thành: Xác định theo phần trăm so với
đầu kỳ.
-Chất lượng tinh dịch con trống đặc biệt quan trọng đối với dòng trống. Như vậy kỹ thuật công tác giống đối với giống vịt thuần chủng cũng
được tiến hành theo một trình tự tương tự như đối với gà bao gồm các bước sau đây: Chọn và thu trứng ấp thay thế, chọn và nuôi dưỡng vịt con, vịt hậu bị, theo dõi
năng suất cá thể, gia đình họ và đánh giá chọn ghép gia đình. Nguyên tắc chọn ghép gia đình cũng tương tự như đối với gà.