Với lịch sử hàng ngàn năm làm nông nghiệp, nhân dân ta cũng tạo ra
được nhiều giống gà có giá trị còn lại đến ngày nay. Sau đây là một vài giống tiêu biểu.
1. Giống gà Ri
Là giống gà phổ biến nhất mọi vùng, mọi miền. Tùy theo sự chọn lọc trong quá trình chăn nuôi mà giống này hình thành nên các dòng gà Ri có thể hình, màu sắc khác nhau ít nhiều ở mỗi địa phương.
Thông thường và phổ biến nhất, thì gà mái có lông màu vàng và nâu nhạt, điểm các đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu nhất là lông cổ và đuôi chiếm ưu thế nhất là lông màu vàng đậm và tía sau đó là vàng nhạt hoặc trắng ở cổ. Rất ít khi thấy gà Ri có màu lông thuần nhất. Gà con mọc lông sớm chỉ hơn 1 tháng gà đã đầy đủ lông như gà trưởng thành. Gà Ri là giống nhẹ cân, gà mái: 1,2 - 1,8 kg, gà trống: 1,8 - 2,3 kg. Gà trống thiến nuôi lâu có thể đạt 2,5 kg hoặc hơn. Gà Ri có dáng thanh, chân nhỏ, đầu nhỏ, cổ và lưng dài, ngực sâu (gà mái chân rất thấp), mỏ vàng, vẩy chân vàng (có khi đen - nhất là gà miền núi). Sức đẻ: 90 - 120 trứng/mái/năm. Khối lượng trứng bình quân: 38 - 42 gam. Nếu nuôi bán chăn thả, sản lượng trứng gà Ri có thểđạt 125 - 130 quả/ mái/năm.
Gà Ri thành thục sinh dục sớm (14,l ngày). Gà có đặc điểm nổi bật là cần cù, chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu với thời tiết, bệnh tật cao, nuôi con khéo, thịt có hương vị thơm ngon nhất là gà mái tơ.
Do các ưu và nhược điểm ở trên, gà Ri thích hợp với chế độ dưới chăn thả, hoặc bán chăn thả. Trong tương lai khi mà ngành gia cầm nuôi các giống cao sản phát triển, thì gà Ri có thể sẽđược coi như là một đặc sản.
2. Giống gà Văn Phú
Là giống gà địa phương được hình thành từ lâu đời ở xã Vàn Phú, xã Sai Ngã, huyện Cẩm Khê, tỉnh Vĩnh Phú nay là tỉnh Phú Thọ. Hiện nay gà phân bố không rộng và phần lớn pha tạp. Giống gà này được hình thành trong vùng đất đai màu mỡ ven sông Hồng, hàng năm bị lũ lụt đe dọa, địa hình Trung du, đồi thấp xen kẽ với đất trồng trọt. Nhiệt độ trong năm chênh lệch không lớn. Tháng thấp nhất (tháng 1) là 17o
C và tháng cao nhất (tháng 7,8) là 29o