CẦM
1. Những vấn đề cơ bản về năng lượng trong thức ăn
Mỗi hoạt động sống của cơ thể động vật đều gắn liền với quá trình sử
dụng và trao đổi năng lượng. Năng lượng trong thức ăn được tiềm trữ trong các dạng vật chất của thức ăn đó như: Lipit, Gluxit, Protit, Hydratcacbon. Gia cầm nhận năng lượng từ thức ăn bên ngoài vào qua sự tiêu hóa và hấp thu các vật chất trên ở đường tiêu hóa, sau khi được hấp thu vào cơ thể, các vật chất của thức ăn có thể tổng hợp thành Lipit, đường Glucogen, Protit của cơ
thể qua con đường tổng hợp sinh học.
Cũng như máy móc, cơ thể sống muốn hoạt động được (bay, nhảy, tiêu hóa, thở, tim đập ) đều phải sử dụng năng lượng để biến thành nhiệt năng, từ
nhiệt năng biến thành công năng tác động lên các cơ quan của cơ thể hoạt động một cách nhịp nhàng. Như vậy năng lượng là dạng tích lũy nhiệt năng. Khi đã biến thành nhiệt năng thì nó không trở lại dạng tích lũy năng lượng được.
-Đơn vị của năng lượng là Calo (viết tắt là Cal), l Calo được xác định bằng nhiệt năng (heat energy) cần đủ để làm tăng nhiệt độ của 1ml3
nước tinh khiết từ 14,50
lên 15,50
C, hay tăng lên l0C. Các đơn vịđể đo năng lượng với mức lớn hơn Calo là:
1 Kilo calo (Kcal) = 1000 Calo (Cal)
1 Megacalo (Mcal) = 1000 KiloCalo (Kcal)
Đơn vị quốc tế về năng lượng thường
được dùng là Joule (J):
1 Cal = 4,184 J 1 KCal = 4,184 KJ 1 KJ = 0,239 Kcal
-Các dạng năng lượng trong thứcăn Các vật chất hữu cơ của những nguyên liệu làm thức ăn cho gia cầm bao gồm 5 dạng năng lượng. Việc xác, định từng dạng năng lượng của thức ăn
thông qua các bước thí nghiệm: đất, thí nghiệm tiêu hóa, sinh học trên con vật sống, hoặc phân tích sản phẩm của chúng.
+ Năng lượng thô: (viết tắt là GE - Cross energy) Năng lượng thô còn gọi là năng lượng tổng số (toàn energy). Vậy năng
lượng thô của thức ăn; là tổng số năng lượng thu được khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam thức ăn trong buồng đốt có máy đo nhiệt -Bombe Calorimetrique Sản phẩm cuối cùng khi đốt cháy hoàn toàn một loại thức ăn hữu cơ nào đó là: CO2 + H2O + Q (nhiệt năng) Thí dụ: Khi đốt cháy hết 1 g Gluxit giải phóng 4,1 Kcal 1 g Protein giải phóng 5,65 Kcal 1 g Lipit (mỡ) giải phóng 9,30 Kcal
+ Năng lượng tiêu hóa: (viết tắt DE - Digestible energy) Năng lượng tiêu hóa là hiệu của năng lượng tổng số và năng lượng trong phân (Felcal Energy - FE) DE = GE - FE (l)
+ Năng lượng trao đổi: (viết giải ME - Merabolic Energy) Năng lượng trao đổi là hiệu của năng lượng tiêu hóa và năng lượng trong nước tiểu (Urinary Energy) ME=DE-UE (2) Ở thức ăn cho gia cầm thường dùng đơn vị năng lượng là Kcal ME/ 1kg thức ăn hay KJ ME/1 kg TĂ. Ở gia cầm nước tiểu được lẫn với phân
ở lỗ huyệt cho nên công thức (2) được thay bằng công thức (3):
ME = GE - FE (3) Đơn vị của các dạng năng lượng là Calo, Kcal, KJ
+ Năng lượng thuần: (viết tắt NE - Net Energy) Trong quá trình hoạt động sống, cơ thể bị mất đi nguồn năng lượng dưới dạng nhiệt (H - Heat) thải ra ngoài, gọi là nhiệt đào thải (viết tắt là IH -Incrementiv heat) IH đo được gián tiếp khi một lượng O2 hít vào và CO2 thở ra. Vậy NE là hiệu của ME và IH NE = ME - IH (4) NE được sử dụng cho 2 mục đích: Duy trì hoạt động sống của cơ thể và
tạo ra sản phẩm thịt, trứng, lông. Sơđồ phân bố năng lượng của thức ăn trong cơ thể
Tổng năng lượng nhiệt = IH + năng lượng cho duy trì
Giá trị năng lượng trong thức ăn cho gia cầm là cao, được đánh giá bằng ME. Trong thức ăn cho gia cầm không tính chi phí đơn vị thức ăn, mà tính chi phí kg thức ăn hỗn hợp, chi phí ME và Protein thô cho 1 kg thể trọng hoặc kg trứng.
-Nguồn năng lượng Mỡđộng và thực vật chứa năng lượng cao nhất và giá trị
năng lượng cũng cao nhất. Năng lượng của mỡ, dầu ép từ hạt đậu được gia cầm sử dựng hầu như triệt để 100%, như vậy ở gia cầm ME của mỡ có thể
bằng GE (ME = GE) và ngược lại. Các nguyên liệu thức ăn từ ngũ cốc chứa hàm lượng năng lượng tương đối cao: ngô, mì, mạch, gạo, cao lương. Các loại củ phơi khô: khoai, sắn.
Cuối cùng là các nguyên liệu thức ăn trong Protein thô cao từ nguồn gốc động, thực vật cũng cung cấp nguồn năng lượng đáng kể.
2. Yêu cầu năng lượng trong thức ăn cho gia cầm (đơn vị tính - ME)
Hydratcácbon, mỡ, Protein chứa trong thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho gia cầm duy trì sự sống, phát triển, sinh sản, và duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.
Năng lượng thức ăn cung cấp vượt sộ với yêu cầu, nó được dự trữ dưới dạng mỡ của cơ thể. Giá trị năng lượng của thức ăn (năng lượng thuần vả
năng lượng tích lũy được) chỉđạt 70 - 90% so với tổng năng lượng của thức
ăn (GE). Yêu cầu năng lượng cho duy trì cơ thể (gọi là năng lượng trao đổi cơ
viết tắt TĐCB). Ở gia cầm, ngoài yêu cầu năng lượng cho sản xuất, thịt trứng, cần một lượng năng lượng để cho duy trì mọi hoạt động sống sinh lý của cơ thể.
Theo Ruber năng lượng cần thiết cho TĐCB không phụ thuộc dạng động vật và độ lớn của chúng, mà theo một mức chuẩn 1000 Kcal ME/ 1m2
bề
mặt cơ thể.
Công thức tính yêu cầu năng lượng duy trì (viết tắt REm - Request Energy for maintaine ) của Grimbergen ( 1974) .
REm Kcal/gà/ngày = 100 x.W0,75 (5) Theo Swanson REm Kcal /1 kg thể trọng = (170 - 2,2 T0 ) W0,75 (6) (T0
C là nhiệt độ chuồng nuôi, W - KLCT, kg) Ví dụ: Gà mái nặng 3,2 kg. Thay giá trị vào công thức (5) ta được năng lượng cho duy trì: REm Kcal