IV. CÔNG TÁC GIỐNG ĐỐI VỚI GIA CẦM ÔNG BÀ
6. Phân biệt trống má
6.1. Theo phương pháp soi lỗ huyệt (phương pháp của Nhật Bản)
Việc phân biệt trống mái thực hiện ngay sau khi gà mới nở tại trạm ấp.
Khi chọn trống và mái, người chọn ngồi trên ghế, trước mặt bàn có đèn chiếu sáng cực mạnh. Những gà cần chọn đặt trong hộp để trên bàn, hai bên có hai hộp đểđựng gà trống và gà mái riêng. Khi chọn gà, gà con được cầm ở tay trái, lưng gà áp vào lòng bó tay, đầu chúc xuống dưới. Để tiện cho việc quan sát cần bóp nhẹ vào bụng để cho phân ra ngoài. Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái của tay phải từ từ mở lỗ huyệt ra. Ở con trống thấy có mấu lồi nhô lên, khi kéo căng mấu lồi nhỏđó không đi mất. Đó chính là
mấu của gai giao cấu. Còn ở con mái thì không có mấu lồi
6.2. Phương pháp phân biệt trống mái thông qua tốc độ mọc lông
Ở một số giống gà thịt và gà trứng, trong quá trình chọn giống người ta đã tạo ra những dòng gà có gen qui định tốc độ mọc lông cánh và màu sắc lông liên kết với giới tính lúc gà mới nở. Nếu là gà trống thì mức độ
mọc lông chậm, còn gà mái thì mọc lông nhanh, hoặc con trống màu lông trắng, con mái màu lông nâu.
Ở con trống tốc độ mọc lông chậm được thể hiện ở 2 dạng: dạng thứ
nhất là hàng lông cánh thứ hai (hàng lông cánh dưới nhìn từ trên xuống) ngắn hơn hàng lông cánh thứ nhất (hàng lông cánh trên). Dạng thứ hai của lông mọc chậm là hàng lông cánh thứ hai dài bằng hàng lông cánh thứ
nhất (hình 2b và 2c)
Còn ở gà mái chỉ có một dạng mọc lông nhanh là hàng lông thứ hai dài hơn hàng lông thứ nhất (hình 2a). Hàng lông cánh thứ nhất còn được gọi là hàng lông cánh sơ cấp, còn hàng lông cánh thứ 2 gọi là hàng lông cánh thứ cấp.
Hình 2a: Mái lông mọc nhanh (hàng lông cánh thứ hai dài hơn hàng lông
cánh thứ nhất)
Tuy nhiên quy luật mọc lông này chỉ thể hiện khi chúng ta tiến hành
lai giữa dòng trống mọc lông nhanh với dòng mái mọc lông chậm. Còn khi lai ngược lại, thì qui luật mọc lông cánh ở trống và mái sẽ khác đi.
Hình 2b. Trống mọc lông chậm hàng lông Hình 2c. Trống mọc lông chậm (hàng cánh thứ hai ngắn hơn) lông cánh thứ hai dài bằng hàng lông cánh thứ
nhất)
Đối với gà ở các tuần tuổi 3 - 5 đặc biệt đối với gà thịt, rất khó phân biệt trống mái, nếu không cô kinh nghiệm nghề nghiệp. Để xác định trống mái trong giai đoạn tuổi này, cần dựa vào những đặc điểm cơ bản sau: mào và tích tai, đau, chân, tiếng kêu, lông...