I. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HIỆU ỌUẢ CHỌN LỌC DỰĐOÁN 1 Các phương pháp chọn lọc
1.3.Chọn lọc từng tính trạng riêng biệt và tập hợp nhiều tính trạng
Hiệu quả sản xuất thịt trứng gia cầm phụ thuộc nhiều vào việc sử
dụng các dòng có các chỉ tiêu năng suất, sức sống và khả năng sinh sản cao, bởi vậy người ta tiến hành chọn lọc nhiều tính trạng, mà một trong những tính trạng đó là chính và những tính trạng kia là phụ. Nhiều tính trạng quan trọng như khối lượng sống và sản lượng trứng, khối lượng trứng và sản lượng trứng có mối tương quan âm. Có một số tính trạng khác có mối tương quan dương, nhưng đó không phải là mối quan tâm của nhà chọn giống. Thường khi chọn lọc tính trạng nào đó sẽ không cải thiện tính trạng
kia, nhưng ngược lại làm xấu đi một hoặc nhiều tính trạng khác, do mối tương quan âm giữa các tính trạng.
khác nhau. Đó là chọn lọc lần lượt từng tính trạng, chọn lọc đồng thời nhiều tính trạng nhưng loại thải độc lập và cuối cùng là chọn lọc theo chỉ số.
1. 3. 1. Chọn lọc lần lượt từng tính trạng
Phương pháp chọn lọc này được tiến hành lần lượt từng tính trạng một, chừng nào đạt được yêu cầu đặt ra, sau đó mới bắt đầu chọn lọc tính trạng khác. Phương pháp chọn lọc này sẽ có hiệu quả, nếu chỉ chọn 1 hoặc 2 tính trạng. Khi chọn lọc nhiều tính trạng thì yêu cầu thời gian rất dài và trong suốt thời gian chọn lọc đó sẽ có nhiều tính trạng có tương quan âm, hoặc dương và vì thế những tính trạng đã được chọn lọc từ trước sẽ không giữ được giá trị của mình. Tùy theo mục đích đặt ra người ta sẽ tiến hành chọn lọc lần cuối trong cùng một thời gian một số tính trạng. Trong số những nhóm gia cầm đã được chọn, người ta chọn ra những cá thể có tính trạng tối ưu, ví dụ sản lượng trứng . Ở bước tiếp theo từ những đầu con đã được chọn, người ta tách ra các cá thể theo tính trạng khối lượng trứng.v.v...
Phương pháp chọn lần lượt từng tính trạng sẽ có hiệu quả khi áp dụng cho từng dòng gà riêng biệt. Mỗi dòng gà được chọn theo từng tính trạng , ví dụ sản lượng trứng hoặc khối lượng trứng.
1.3. 2. Chọn lọc đồng thời nhiều tính trạng nhưng loại thải độc lập
Nội dung của phương pháp này là chọn lọc đồng thời nhiều tính trạng trong cùng một thời gian, và mỗi tính trạng đặt ra ở mức độ vừa phải. Sẽ
loại thải những cá thể nào không đạt yêu cầu đối với tính trạng xem xét (trong đó nếu một tính trạng không đạt yêu cầu đã bị loại thải). Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên tiến bộ di truyền đạt được trong phương pháp này sẽ rất chậm vì cá thể được giữ lại làm giống có giá trị
giống không cao.
1.3.3. Chọn lọc theo chỉ số (Selection Index)
Phương pháp này dựa trên sựđánh giá và chọn lọc gia cầm thông qua giá trị tổng hợp nhiều tính trạng đó là chỉ số. Chỉ số chọn lọc được tính toán dựa trên các số liệu di truyền các tính trạng, các mối tương quan và giá trị kinh tế của chúng. Những con vật có chỉ số cao nhất sẽđược chọn giữ lại làm giống.
Phương pháp luận của chỉ số chọn lọc được giới thiệu đầu tiên trong công tác giống thực vật và được Hazel (1943) áp dụng trong công tác giống gia súc. Chỉ số chọn lọc được biểu diễn bằng công thức tổng
quát sau:
Trong đó: I - giá trị chỉ số là sựước lượng của giá trị di truyền đối với kiểu trên tổng cộng (aggregate genotype) X1, X2,...Xn là nguồn thông tin thứ
1, thứ 2,..., thứ n. Có nghĩa là giá trị các tính trạng nghiên cứu. Tức là sai lệch giữa các giá trị kiểu hình của bản thân cá thể với trung bình của