cho chúng từ thức ăn, gọi là axit amin không thay thế. Còn những axit amin mà cơ thểđộng vật tự tổng hợp được gọi là axit amin thay thế (có 13 - 15 axit amin thay thế). Đến nay đã phát hiện được 10 axit amin không thay thế và xác định được vai trò chức năng của chúng ở gia cầm đó là: Arginin, Lyzin, Histidin, Lơxin, Izolơxin, Valin, Metionin, Treonin, Tryptophan và
Pherylalanin. Lyzin (Lysine): Là một trong 10 axit amin không thay thế
quan trọng nhất Nó có tác dụng làm tăng tốc độ sinh trưởng, tăng sức sản xuất trứng, cần thiết cho tổng hợp Nucleproteit hồng cầu, cho sự trao
đổi bình thường của azot, tạo sắc tố melanin của lông, da. Nếu thiếu nó sẽ làm đình trệ sự phát triền, làm giảm năng xuất trứng, thịt của gia cầm, làm giảm lượng hồng cầu, huyết sắc tố và tốc độ chuyển hóa canxi,
photpho, gây còi xương, thoái hóa cơ, làm rối loạn hoạt động sinh dục. Giầu Lyzin ở trong Protein bột cá (8,9%), sữa khô (7,9%), men thức ăn (6,8%), Khô dầu đậu tương (5,9%). Nghèo Lyzin ở trong Protein của ngô (2,9%), gạo (3,3%), Khô dầu lạc (3,3%), khô dầu hướng dương (3,4%). Yêu cầu lyzin trong khẩu phần thức ăn cho gia cầm phụ thuộc vào giống, tuổi và tính năng sản xuất của gia cầm: Gà thịt (Broiler) yêu cầu 1,0 - 1,1%, vịt
đẻ 0,8% trong TAHH. Để làm giầu và đảm bảo yêu cầu Lyzin trong khẩu phần thức ăn, nhiều
nước đã tổng hợp được L - lyzin từ vi sinh vật, hoặc hóa chất. Bổ sung L - Lyzin vào TAHH cho gia cầm có lợi ích sau:
-Cân đối được nguồn thức ăn nghèo Protein trong đó nghèo Lyzin
Giảm Protein từđộng vật (bột cá, bột thịt, xương) những nguyên liệu
đắt tiền.
Giảm Protein thô trong TAHH, đi đến giảm giá thành thức ăn. Tuy vậy không nên bổ sung qua 0,5% L - Lyzin trong TAHH vì ở liều lượng cao như
vậy không mang lại hiệu quả. Metionin (Methionin): Metionin là axit quan chứa lưu huỳnh (S), nó cũng là axit amin quan trọng nhất. Metionin ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của gia cầm, đến chức năng của gan và tuyến tụy. Tác dụng điều hòa trao đổi Lipit, chống mỡ hóa gan, tham gia tạo nên Serin, Cholin và Xystin. Cần thiết cho sinh sản tế bào của cơ thể (cả
tế bào trứng, tế bào tinh trùng). Nếu thiếu Metionin, làm mất tính thèm ăn, thoái hóa cơ, thiếu máu, nhiễm mỡ gan, rụng lông, làm giảm quá trình phân giải chất độc thải ra trong quá trình trao đổi chất. Giầu Metionin là bột cá (2,5%), sữa khô tách bơ (2,4%), khô dầu hạt hướng dương (3,2%). Nghèo Metionin là Protein của ngô (l,9%), cao lương (l%), gạo, mỳ, mạch (l,5%), khô dầu hạt đậu tương (1,6%). Yêu cầu Metionin trong TAHH phụ thuộc vào giống, tuổi và tính năng sản xuất của gia cầm: Gà con dưới 2 tuần tuổi (khởi
động) 0,38 - 0,40 %, gà 3 - 7 tuần tuổi 0,35%, gà đẻ 0,38 - 0,40%, vịt thịt 0,5%, vịt đẻ 0,4%, ngỗng thịt 0,5%, ngỗng đẻ 0,35% Metionin trong TAHH. Tryptophane: Tryptophane cần thiết cho sự phát triển của gia cầm non, duy trì sức sống và sinh sản của gia cầm trưởng thành. Nó tác dụng điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến nội tiết tạo ra các hoocmon sinh dục, đảm bảo cho sự phát triển của trứng và tế bào tinh trùng. Nếu thiếu Tryptophane trong TAHH, làm mất khả năng sản xuất và
ấp nở trứng Giầu Tryptophane là Protein của các loại hạt đậu.
Arginine: Arginine ảnh hưởng đến sự phát triển của gia cầm non, đến quá trình tạo sụn, xương, lông.
Nếu thiếu Arginine trong TAHH sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi chất hydratcacbon (bột đường) và Protit, từđó gây chết phôi sớm và giảm sự phát triển của gia cầm.
Trong Protein của khô dầu đậu tương Arginine chứa tỉ lệ 33,4%, bột cá 30,5 - 40 %, bọt lông vũ 63 %. Nghèo Arginine là Protein trong các hạt ngũ cốc: ngô 4 - 5%, gạo 8%, thóc 4%.
Yêu cầu Arginine so với Protein trong TAHH cho vịt con dưới 2 tuần tuổi 5,9, vịt dò 1,06%, vịt đẻ 3,1%, gà Broiler 0 - 5 tuần tuổi 1,10%, 5 - 8 tuần tuổi 1,02%, gà đẻ 0,95%.
Hystidine: Hystidine cần thiết cho sự tổng hợp axit nucleotit và hemoglobin, điều chỉnh quá trình trao đổi chất, đặc biệt với tốc độ phát triển của gia cầm non. Nếu thiếu Hystidine trong TAHH sẽ gây thiếu máu, giảm tính thèm ăn và khả năng sử dụng thức ăn.
Trong Protein của bột máu Hystidine chiếm 45%, trong bột cá (trên 55%
Protein.) 10,2%. Nghèo Hystidine: gạo chỉ chứa 2,5%, ngô 3%. Yêu cầu Hystidine của gà Broiler 0,30 - 0,35%, gà đẻ trứng 0,22% trong
TAHH.
Lơxin (Leucine): Lơxin tham gia tổng hợp Protit của Plasma duy trì hoạt
động bình thường của tuyến nội tiết. Nếu thiếu nó trong thức ăn sẽ phá hủy sự cân bằng azot, làm giảm tốc độ phát triển, giảm tính thèm ăn của gia cầm.
Protein của các loại hạt ngũ cốc nghèo Lơxin, còn giàu Lơxin là ở
trong Protein của các loại hạt đậu và khô dầu của chúng, trong Protein nguồn gốc động vật (bột cá)
Yêu cầu Lơxin: gà Broiler 1,1 - 1,2 %, gà đẻ 1,2%, vịt con 1,28%, vịt dò 0,96% và vịt đẻ 0 74% trong TAHH.
Izolơxm (Isoleucine): Izolơxin cần thiết cho sự sử dụng và trao đổi các axit nhân trong thức ăn. Nấu thiếu nó trong thức ăn sẽ làm mất tính ngon miệng, cản trở sự phân hủy các chất vật chất chứa azot dư thừa trong cơ
thể. Thường trong thức ăn cung cấp đủ lzolơxin.
Yêu cầu Izolơxin: Gà Broiler 0,85%, gà đẻ 0,75% trong TAHH.
Phenylalanine: Phenylalanin duy trì sự hoạt động bình thường của tuyến giáp trạng và tuyến thượng thận, tham gia tạo sắc tố và sự thành thục giới tính.
Yêu cầu Phenylalanin: gà Broiler 0,50%, gà đẻ 0,40% vịt con 0,68%, vịt dò 0,51%, vịt đẻ 0,50% trong TAHH.
Treonin (Threonin): Treonin cần thiết cho việc trao đổi chất và sử
dụng tất cả các axit amin trong thức ăn, kích thích sự phát triển của gia súc non. Nếu không đạt yêu cầu làm giảm sự sử dụng Protein, do phải đào thải nhiều azot nhận được từ thức ăn qua nước tiểu.
Thức ăn từ nguồn gốc động, thực vật đều chứa đủ Treonin. Vì vậy ở
gia cầm không thiếu loại axit amin này. Valine: Valin cần thiết cho sự
hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh. Yêu cầu Valin: gà Broiler 0,65%, gà đẻ 0,55%, vịt con 0,82%, vịt dò 0,62%, vịt đẻ 0,59% trong TAHH.
Đặc biệt trong cơ thể gia cầm một số axit amin có thể chuyển hóa cho nhau được, gọi là axit amin nửa thay thế như Xystin được tạo thành từ
Metionin và ngược lại. Metionin và xystin chuyển hóa thành niaxin và tryptophan và ngược lại. Nhưng sự chuyển hóa thuận nghịch này xảy ra yếu
ớt và giải quyết được phần nhỏ sự thiếu hụt chúng. Vì vậy tốt nhất cần cân đối chúng ngay trong khẩu phần thức ăn.
Tất cả Protit đều có tính keo và trọng lượng phân tử lớn, có tích chất không định hình và tính không bền vững. Cho nên khi bị tác động yếu tố lý, hóa, nhiệt học thì chúng đều bị biến tính. Vì vậy trong thực tế sản xuất và chế biến thức ăn chứa Protit cao, cần phải chú ý đến yếu tố kỹ thuật như
nhiệt độ sấy, bảo quản, tốc độ nghiền trộn của máy, các hóa chất bổ sung vào TAHH, để làm sao đảm bảo cấu trúc Protit cũng như các axit amin của nó.
2. Yêu cầu Protein trong thức ăn cho gia cầm
Sự trao đổi chất luôn luôn xẩy ra, cả khi cơ thể gia cầm không được nhận Protein từ thức ăn. Nếu không đủ cưng cấp Protein theo yêu cầu, gia cầm phải huy động Protein, lipit tích lũy để cung cấp năng lượng cho duy trì mọi hoạt động của cơ thể...Vì vậy khi xây dựng khẩu phần thức ăn, phải cân đối đủ yêu cầu Protein, năng lượng cho duy trì cơ thể, cho tăng trưởng và cho sản xuất, có như vậy mới đảm bảo cho gia cầm sức khỏe tốt, tăng trọng nhanh, đẻ trứng nhiều và khả năng ấp nở cao.
* Yêu cầu Protein cho duy trì cơ thể (RprM)
Năm 1976. Herrie đưa ra công thức tính RprM cho gà thịt (Broiler) trong một ngày (24giờ)
Trong đó: RprM - Yêu cầu Protein cho duy trì
201 - hệ số W0,75 W0,75