Thiếu vốn cho sản xuất và thiếu khả năng tiếp cận nguồn tín dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 94)

Thiếu vốn sản xuất là một hạn chế chính của các hộ nông dân. Do thiếu vốn nên sự đầu t− cho sản xuất thấp, hạn chế phát triển các hoạt động phi nông nghiệp, hạn chế việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, không chủ động trong sản xuất dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế ch−a cao. Những nông hộ khá giả còn có khả năng đầu t− cho sản xuất còn đa số các nông hộ nghèo chủ yếu là khai thác lợi dụng đất đai. Việc vay vốn không phải lúc nào cũng thuận lợi với các hộ nông dân. Đối với các hộ muốn mở rộng quy mô sản đều muốn vay với số l−ợng lớn nh−ng lại bị hạn chế do không có vật thế chấp, còn đối với nguồn tín dụng phục vụ cho ng−ời nghèo thì phải đúng đối t−ợng mới đ−ợc vay và chỉ đ−ợc vay với số l−ợng rất nhỏ. Một khía cạnh khác của vấn đề tín dụng là việc sử dụng đồng vốn đúng mục đích và hiệu quả là hết sức khó khăn đối với ng−ời nông dân. Có những nông dân vay vốn về nh−ng không biết làm gì với đồng vốn đó hoặc là sử dụng sai mục đích dẫn đến hiệu quả không cao. - Thiếu thông tin về tiến bộ kỹ thuật

Nhu cầu về tiến bộ kỹ thuật của nông dân chủ yếu là các giống cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật canh tác, các biện pháp phòng trừ dịch bệnh... Đa số các nông dân ít đ−ợc tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất nên các thông tin về kỹ thuật chậm đến với các hộ. Cản trở này th−ờng gắn với việc nuôi trồng các loại cây, con mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)