Lao động và sử dụng lao động của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 59 - 62)

- Ph−ơng pháp phân tích SWOT

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2. Lao động và sử dụng lao động của các hộ điều tra

Tình hình lao động và sử dụng lao động trong nông hộ đ−ợc trình bày trong Bảng 4.2. Số liệu trong Bảng 4.2 cho thấy, số nhân khẩu bình quân của các hộ còn ở mức khá cao và tỷ lệ ng−ời ăn theo còn nhiều. Xã Lâm Sơn số nhân khẩu bình quân một hộ là 4,7 nhân khẩu/hộ, số lao động bình quân trên 1 hộ là 2,8 lao động/hộ và số ng−ời ăn theo là 1,9 ng−ời/hộ. Tỷ lệ nhân khẩu trên lao động là 1,7. ở nhóm trang trại bình quân mỗi trang trại có 4,9 nhân khẩu và 2,9 lao động, nhóm hộ khá có 4,3 nhân khẩu và 2,5 lao động, nhóm hộ nghèo có 4,8 nhân khẩu và 2,8 lao động. Đối với nhóm các hộ nông dân thì các hộ có nhiều lao động hơn và tỷ lệ ng−ời ăn theo ít hơn thì thu nhập của hộ cao hơn nên đã làm cho kinh tế của hộ khá hơn so với các hộ có số lao động ít và tỷ lệ ng−ời ăn theo nhiều. Với kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ nhân khẩu trên lao động của các nhóm hộ gần t−ơng đ−ơng nh−ng do hiệu quả sử dụng lao động khác nhau nên thu nhập giữa các nhóm hộ là khác nhau.

Biểu 4.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra

Xã Lâm Sơn Xã Tr−ờng Sơn Diễn giải ĐVT

BQ chung Trang trại Hộ khá Hộ nghèo BQ chung Hộ khá

Hộ nghèo

Tổng số hộ điều tra

hộ 20,0 9,0 6,0 5,0 20,0 9,0 11,0

Nhân khẩu ng−ời 4,7 4,9 4,3 4,8 4,9 5,8 4,1

Lao động LĐ 2,8 2,9 2,5 2,8 3,3 4,0 2,7

Ng−ời ăn theo ng−ời 1,9 2,0 1,8 2,0 1,6 1,8 1,4

Trình độ văn hoá lớp 6,9 9,2 5,0 4,8 4,7 6,2 3,4

Tỷ lệ NK/LĐ lần 1,7 1,7 1,7 1,7 1,5 1,4 1,5

Đối với xã Tr−ờng Sơn là một xã miền núi, điều kiện khó khăn hơn và các hộ sống phụ thuộc chủ yếu vào khai thác lâm sản nên thu nhập của hộ cao hay thấp phụ thuộc vào số ng−ời đi khai thác giang nứa trong rừng. Tuy nhiên, l−ợng thu nhập của mỗi ng−ời phụ thuộc vào sức khoẻ của ng−ời lao động nh−ng mức chênh lệch này là không đáng kể. Bình quân 1 lao động đi khai thác giang nứa có thể đạt thu nhập từ 15.000 đến 25.000đ/ngày.

Số nhân khẩu bình quân một hộ ở xã Tr−ờng Sơn là 4,9 nhân khẩu và số lao động bình quân một hộ là 3,3 lao động. Các hộ khá là những hộ có số nhân khẩu cao và nhiều lao động nên thu nhập của hộ cao hơn hay chính là do tỷ lệ nhân khẩu trên lao động của nhóm hộ khá thấp hơn nên thu nhập bình quân đầu ng−ời cao hơn. Bình quân mỗi hộ trong nhóm hộ khá có 5,8 nhân khẩu và 4 lao động, còn nhóm hộ nghèo bình quân một hộ là 4,1 nhân khẩu và 2,7 lao động. Một số hộ nghèo là do không có lao động để đi vào rừng khai thác, nên thu nhập thấp và cuộc sống khó khăn.

Thu nhập của hộ nông dân còn đồng biến với trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ của chủ hộ. Những hộ có trình độ học vấn cao có khả năng tiếp cận nhanh chóng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, biết cách làm ăn và việc tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Điều này đã đ−ợc chứng minh qua thực tế. Nhìn vào Bảng 4.2 cho thấy, các chủ trang trại có trình độ văn hoá cao hơn so với các hộ nông dân sản xuất tự cấp tự túc. Trình độ văn hoá bình quân của các chủ trang trại là 9,2 trong khi đó các hộ khá là 5 và các hộ nghèo là 4,8. Các hộ nghèo do trình độ văn hoá của chủ hộ ở mức thấp nên khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh và tiếp cận với những tiến bộ khoa học còn hạn chế th−ờng thu nhập của họ thấp hơn. Điều này cũng đúng với xã Tr−ờng Sơn, các hộ khá là những hộ có trình độ văn hoá của chủ hộ cao hơn hẳn so với các hộ nghèo, nhóm hộ khá trình độ văn hoá của chủ hộ trung bình là 6,2 nh−ng nhóm hộ nghèo chỉ ở mức 3,4.

hộ ở xã Lâm Sơn do đất đã đ−ợc giao nên các hộ chủ yếu là làm các công việc trong trang trại và trong gia đình nh− đi làm rừng, trồng trọt, chăn nuôi và thu nhập hoàn toàn phụ thuộc vào việc thu hoạch các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi trong gia đình. Đối với xã Tr−ờng Sơn thì thu nhập của các hộ hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác tài nguyên rừng, hầu nh− các hộ không chú ý nhiều đến sản xuất nông nghiệp nên thời gian làm các công việc nhà và sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và họ th−ờng chỉ làm tranh thủ vào thời gian rỗi khi ch−a đi rừng. Những hộ không có rừng hoặc có sức khoẻ thì th−ờng đi khai thác giang nứa ở rừng cộng đồng còn các hộ không có sức khoẻ hoặc ít lao động thì th−ờng đi khai thác rừng của gia đình nên thu nhập ít hơn. Mặc dù có một số hộ đã đ−ợc nhận khoán kinh doanh rừng lâu dài nh−ng hầu nh− các hộ cũng ch−a có sự đầu t− để phát triển sản xuất lâm nghiệp mà vẫn chỉ là rừng giang nứa còn lại. Chính sự đầu t− lao động khác nhau nên thu nhập giữa các nhóm hộ cũng khác nhau và trong từng hộ cơ cấu thu nhập giữa các ngành cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)