Đa dạng hoá sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 27 - 31)

- Chấp nhận rủi ro

2.3.1.1. Đa dạng hoá sản xuất

Để giải quyết rủi ro trong nông nghiệp, ng−ời nông dân đã áp dụng một số biện pháp quản lý rủi ro. Các biện pháp phổ biến nhất là đa dạng hoá sản xuất. Đa dạng hoá có thể đ−ợc hiểu là sự gia tăng về số l−ợng nguồn thu nhấp

và sự cân đối giữa những nguồn khác nhau. Vì thế, đối với ng−ời nông dân họ có thể hiểu là hộ nào có hai nguồn thu nhập đ−ợc coi là đa dạng hoá hơn so với hộ chỉ có 1 nguồn thu nhập và một hộ với hai nguồn thu nhập, mỗi nguồn chiếm 50% sẽ đa dạng hoá hơn so với một hộ mà một nguồn chiếm tới 90% tổng thu nhập [10].

Delgado và Siamwalla (1997) khi nghiên cứu về các hộ nông dân ở Châu Phi đã nhận thấy các hộ nông dân đã thực hiện đa dạng hoá bằng cách chuyển từ việc sản xuất l−ơng thực tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp th−ơng mại hoá [10]. Vì vậy khi thực hiện đa dạng hoá không nhất thiết ng−ời nông dân phải tăng về số l−ợng hay cân đối nguồn thu nhập mà có thể thực hiện đa dạng hoá bằng cách chuyển từ trồng nhiều loại sản phẩm để tiêu dùng trong gia đình sang chuyên trồng một hoặc một vài loại sản phẩm hàng hoá để đem bán ra trên thị tr−ờng.

Hay ng−ời nông dân thực hiện đa dạng hoá bằng cách chuyển dịch từ trồng cây có giá trị thấp sang cây có giá trị cao hơn, sang chăn nuôi và ngành nghề phi nông nghiệp [10]. Chuyển sang cây có giá trị cao sẽ làm cho lợi ích kinh tế trên một đơn vị ruộng đất hay lao động cao hơn nên nguồn thu nhập sẽ đạt cao hơn và đây cũng là một ph−ơng tiện để giúp nông dân giảm nghèo.

Đối với các hộ nông dân việc thực hiện đa dạng hoá là một chiến l−ợc làm giảm rủi ro. Khi đa dạng hoá đ−ợc thúc đẩy để nhằm quản lý rủi ro thì nhìn chung hộ phải hy sinh về giác độ thu nhập bình quân. Cho nên đa dạng hoá th−ờng xuất hiện ở các hộ khi nguồn thu nhập biến động mạnh và đặc biệt khi hộ không thích rủi ro. Điều này phù hợp với nghiên cứu thử nghiệm cho các hộ nông dân nghèo làm nông nghiệp dựa hoàn toàn vào tự nhiên. ở những vùng có tiềm năng thấp hộ có xu h−ớng có nhiều nguồn thu nhập hơn những hộ ở những vùng có tiềm năng kinh tế cao hơn.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra các hộ nông dân ở nhiều n−ớc đều đã thực hiện việc đa dạng hoá sản xuất, việc làm này không chỉ đ−ợc thực hiện ở những hộ nghèo mà cả các hộ giàu cũng luôn quan tâm đến vấn đề đa

dạng hoá. Joshi và các cộng sự (2002) xem xét xu h−ớng đa dạng hoá ở các n−ớc Nam á đã chỉ ra rằng đa dạng hoá cây trồng đã tăng lên trong vòng hai thập kỷ qua ở hầu hết các n−ớc Nam á. Tại ấn Độ, vùng phía Nam và Tây đang đa dạng hoá theo h−ớng chuyển từ trồng ngũ cốc sang trồng các loại đậu đỗ, hạt có dầu, cây ăn quả và rau. ở vùng miền Bắc nông dân đang chuyển từ sản xuất hạt thô sang sản xuất lúa, hạt mỳ và nhiều cây không hạt th−ơng phẩm. Vùng phía Đông nghèo hơn, kém phát triển hơn chủ yếu sản xuất độc canh cây lúa cũng bắt đầu thực hiện trồng nhiều cây l−ơng thực khác. Việc đa dạng hoá sẽ làm cho kinh tế của các hộ nông dân ở đây ổn định hơn [10].

Trong một nghiên cứu về hộ gia đình nông thôn ở Ethiopia, Block và Webb (2001) cho rằng một trong những động cơ để đa dạng hoá từ trồng trọt sang chăn nuôi là đảm bảo khỏi bị hạn. Ng−ời nông dân ở đây cho rằng ngành chăn nuôi gia súc ít bị tổn th−ơng vì hạn hán hơn là ngành trồng trọt [10].

Delgado và Siamwalla (1997) nghiên cứu cơ cấu đa dạng hoá thu nhập ở Châu á và Châu Phi. Họ l−u ý rằng nông dân Châu Phi th−ờng áp dụng mức độ đa dạng hoá hỗn hợp cây trồng cao nh− một chiến l−ợc giảm rủi ro liên quan đến thời tiết bất lợi. ở nhiều n−ớc Châu á đa dạng hoá cây trồng gắn liền với giảm tầm quan trọng của cây lúa và chuyển sang cây ăn quả, rau, chăn nuôi. Loại hình đa dạng hoá này giúp nông dân tăng thu nhập nh−ng lại làm cho nông dân phải đối mặt với rủi ro của thị tr−ờng, đặc biệt với những hàng hoá mau hỏng.

Một trong những trở ngại cho các hộ nông dân thực hiện đa dạng hoá đó là trở ngại về vốn (khả năng thanh toán bằng tiền mặt), đặc biệt là đối với những hộ đa dạng hoá các hoạt động sản xuất phải trả công cao hơn. ở Cote d'voire (Bờ biển Ngà) việc phá giá tiền tệ năm 1994 đã khuyến khích trồng ca cao, bông và các cây xuất khẩu khác nh−ng chỉ những hộ giàu, hộ nhiều vốn mới tận dụng đ−ợc cơ hội này. Theo kết quả nghiên cứu của Barrett và những cộng sự (2001) ở Kenya ch−ơng trình việc làm lấy l−ơng thực đã làm tăng khả năng thanh toán bằng tiền mặt của ng−ời nông dân nghèo, cho phép họ đa

dạng các hoạt động phi trồng trọt và tránh phải bán gia súc trong những năm hạn hán [10].

Một số nghiên cứu khác đã thực hiện việc so sánh đa dạng hoá ở Rwanda, Kenya và Bờ biển Ngà. Đa dạng hoá từ trồng trọt sang các hoạt động khác diễn ra mạnh nhất ở những nơi có l−ợng m−a thấp và đất xấu. Mặc dù thu nhập của lao động không có tay nghề th−ờng gắn liền với những hộ nghèo nh−ng hầu hết các dạng thu nhập phi nông nghiệp khác có t−ơng quan d−ơng với thu nhập [10].

Pederson và Annou (1999) đã sử dụng số liệu điều tra mức sống dân c− 1992-1993 để nghiên cứu các hình thức đa dạng hoá ở Việt Nam. Họ thấy rằng đa dạng hoá nông nghiệp gắn liền với các trang trại nhỏ, diện tích t−ới tiêu ít và trình độ học vấn cao hơn. Ngoài ra họ cho thấy rằng những hộ t−ơng đối chuyên canh lúa có xu h−ớng đa dạng hoá thu nhập phi nông nghiệp nhiều hơn. Điều này ám chỉ rằng hộ nông dân thích một vài dạng đa dạng hoá hoặc trong các hoạt động phi lúa gạo, hoặc phi nông nghiệp [10].

Henin (2002) mô tả mô hình đa dạng hoá ở vùng núi và trung du Bắc Bộ, tập trung vào tỉnh Lạng Sơn. Ông cho rằng chính sách đổi mới đã tăng thu nhập và kích thích đa dạng hoá thu nhập. Ng−ời nông dân đã áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để đạt đ−ợc năng suất cao nh−ng họ vẫn có xu h−ớng thực hiện đa dạng hoá [10]. Việc đa dạng hoá đ−ợc ng−ời nông dân chấp nhận để quản lý rủi ro, tận dụng lợi thế của những yếu tố bên ngoài, thích ứng với việc thiếu thị tr−ờng, đối phó với kỹ năng không đồng nhất trong hộ hoặc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng. Đa dạng hoá hoạt động có giá trị cao th−ờng bị hạn chế bởi những rào cản gia nhập. Những rào cản này bao gồm việc thiếu khả năng thanh toán bằng tiền mặt cho đầu t−, thiếu thông tin về sản xuất và marketing, thiếu trình độ học vấn hay thiếu cơ sở hạ tầng.

Mặc dù đa dạng hoá thu nhập và đa dạng hoá cây trồng th−ờng đ−ợc xem là xu h−ớng tích cực nh−ng các nghiên cứu thực tế cho thấy các biện

pháp quản lý rủi ro truyền thống này đã gặp phải vấn đề công bằng và tính bền vững. Việc đa dạng hoá sẽ làm giảm tính hiệu quả của sản xuất, làm giảm thu nhập trung bình. Việc đa dạng hoá cây trồng cũng sẽ làm hạn chế hiệu quả của lợi ích nhờ quy mô. Di chuyển lao động theo mùa của những ng−ời nông dân nhỏ có thể gây ra hiệu ứng (do các tác động làm giảm cân đối cung cầu về lao động) chuyển rủi ro sang ng−ời lao động làm thuê. Việc thâm canh xen kẽ cũng cho thấy có ít tác dụng trong việc ổn định sản l−ợng [7].

Sự không hiệu quả của các ph−ơng pháp quản lý rủi ro truyền thống đã đòi hỏi phải có các hình thức thay thế bổ sung. Biện pháp đ−ợc áp dụng phổ biến hiện nay ở các n−ớc phát triển và đang phát triển là bảo hiểm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)