Tác động của rủi ro trên đến đời sống của các hộ nông dân và phát triển kinh tế xã hội của địa ph−ơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 72 - 77)

- Ph−ơng pháp phân tích SWOT

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.3. Tác động của rủi ro trên đến đời sống của các hộ nông dân và phát triển kinh tế xã hội của địa ph−ơng

dân và phát triển kinh tế xã hội của địa ph−ơng

Rủi ro đã trực tiếp ảnh h−ởng đến nông hộ và ảnh h−ởng nhiều nhất đến kinh tế của nông hộ. Mỗi loại rủi ro có mức độ tác động khác nhau đến đời sống của nông hộ và là nguyên nhân chính dẫn đến sự đói nghèo của các hộ nông dân. Theo kết quả điều tra, các hộ càng nghèo dễ bị tổn th−ơng hơn so với các nhóm hộ khá khi gặp các rủi ro. Một vụ mùa thất bát hay một khoản đầu t− không thành công đều có thể gây ra sự căng thẳng về kinh tế cho nông hộ. Tuy nhiên, trong những rủi ro mà hộ nông dân ở đây gặp phải, thì loại rủi ro ảnh h−ởng nhiều nhất đến kinh tế của nông hộ là những loại rủi ro về con ng−ời. Một thành viên trong gia đình ốm đau làm cho cuộc sống của hộ đảo lộn và kinh tế suy giảm rất nhanh. Sau đó là đến loại rủi ro do thiên nhiên gây ra do nguồn thu chủ yếu của nông hộ là từ sản xuất. Rủi ro do thị tr−ờng chủ yếu xảy ra với những hộ sản xuất hàng hoá. Bất kể loại rủi ro gì đều ảnh h−ởng đến hộ nông dân và ảnh h−ởng nhiều nhất là đến thu nhập của nông hộ (thể hiện trên Bảng 4.6).

Bảng 4.6: tác động của các loại rủi ro đến nông hộ điều tra

Loại rủi ro Biểu hiện Tác động

ốm đau, bệnh tật Chi phí chữa bệnh cao, mất đi một khoản thu nhập do số l−ợng lao động giảm

Rủi ro về con ng−ời

Nghiện r−ợu Chi phí hàng ngày tốn kém, lao động giảm Lũ lụt, hạn hán, bão gió Mất mùa, thu nhập giảm, đầu t− thất bại Rủi ro do

thiên nhiên Dịch bệnh Thu nhập giảm, tài sản giảm, sự an toàn của gia đình bị đe doạ

Mất tài sản Rủi ro về

vật chất Mất gia súc Mất mát tài sản, thu nhập giảm

Bán sản phẩm chậm Sản phẩm hỏng, thu nhập giảm Rủi ro do

thị tr−ờng Giá bán thấp Thu nhập giảm

Để đánh giá tác động của rủi ro đến kinh tế của hộ tôi đã tiến hành l−ợng hoá một số tổn thất có thể tính toán đ−ợc để xác định tổn thất do rủi ro gây ra trong năm 2003. Những tổn thất đ−ợc tính toán chủ yếu là những thiệt hại về tiền mà hộ đã bị mất đi. Nh− là tổn thất do dịch bệnh gây ra đ−ợc tính bằng giá trị của số l−ợng gia súc, gia cầm bị chết dịch theo giá thị tr−ờng. Tổn thất do gia đình có ng−ời ốm đau và nghiện r−ợu đ−ợc tính bằng số tiền mà hộ đã phải bỏ ra để chữa bệnh và mua r−ợu. Tổn thất do thị tr−ờng đ−ợc tính bằng phần thu nhập bị giảm đi do giá bán sản phẩm hạ. Tổn thất về vật chất do mất trộm đ−ợc tính bằng giá trị của tài sản bị mất, ngoài ra còn có phần tổn thất về vật chất khi đầu t− không thành công. Tổn thất của từng nhóm hộ đ−ợc tính bằng tổng các khoản tiền mà các hộ trong nhóm đã mất do rủi ro gây ra. Những tổn thất ở trên chính là khoản thu nhập dự kiến của hộ có thể có đ−ợc nếu không gặp rủi ro.

Biểu 4.7: Những tổn thất về vật chất do rủi ro gây ra cho các nhóm hộ điều tra

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Xã Lâm Sơn Xã Tr−ờng Sơn

Trang trại Hộ khá Hộ nghèo Hộ khá Hộ nghèo

TT Diễn giải Tổng tổn thất (đồng) % Tổng tổn thất (đồng) % Tổng tổn thất (đồng) % Tổng tổn thất (đồng) % Tổng tổn thất (đồng) % 1 Rủi ro do thiên nhiên 16.400.000 31 30.380.000 92 1.300.000 43 9.800.000 48 3.100.000 36 Dịch bệnh 16.400.000 30.380.000 1.300.000 9.800.000 3.100.000 2 Rủi ro về con ng−ời 4.000.000 8 1.000.000 3 1.720.000 57 10.500.000 52 2.500.000 29 ốm đau 4.000.000 1.000.000 1.000.000 10.500.000 1.500.000 Nghiện r−ợu 720.000 1.000.000 3 Rủi ro do thị tr−ờng 32.350.000 61 Giá bán hạ 32.350.000 4 Rủi ro về vật chất 1.500.000 5 3.000.000 35 Mất trộm 3.000.000 Đầu t− thất bại 1.500.000 Tổng tổn thất 52.750.000 100 32.880.000 100 3.020.000 100 20.300.000 100 8.600.000 100

Nhóm trang trại mặc dù gặp ít loại rủi ro nh−ng những tổn thất do rủi ro gây ra lại t−ơng đối lớn (thể hiện trên Bảng 4.7) còn nhóm hộ nghèo tuy có mức độ xuất hiện cao nh−ng tổn thất gây ra lại nhỏ. Tổng tổn thất về vật chất do rủi ro gây ra cho nhóm trang trại là 52.570.000đ. Trong đó, rủi ro do thị tr−ờng gây ra, cụ thể do giá bán sản phẩm ảnh h−ởng nhiều đến thu nhập của trang trại nhất với tổng tổn thất trong năm 2003 là 32.350.000đ chiếm 61% so với tổng tổn thất, tổn thất rủi ro do dịch bệnh là 16.400.000đ chiếm 31% và tổn thất do ốm đau chỉ chiếm một tỷ lệ thấp 8%. Tổng tổn thất của nhóm hộ khá của xã Lâm Sơn là 32.880.000đ, tập trung chủ yếu là tổn thất do dịch bệnh chiếm 92% còn các rủi ro khác không gây tổn thất nhiều. Ng−ợc lại, nhóm hộ nghèo gặp nhiều loại rủi ro hơn nh−ng tổn thất lại nhỏ hơn nhiều. Nhóm hộ nghèo ở xã Lâm Sơn có tổng tổn thất trong năm 2003 là 3.020.000đ và chủ yếu là tổn thất do ốm đau và dịch bệnh của gia cầm.

Các hộ nông dân xã Tr−ờng Sơn cũng bị tổn thất nhiều do rủi ro với tổng tổn thất là 8.600.000đ. Do điều kiện tự nhiên kém −u đãi và cuộc sống khó khăn nên các hộ nông dân xã Tr−ờng Sơn gặp nhiều rủi ro hơn, đặc biệt là nhiều rủi ro về con ng−ời. Tổng tổn thất của nhóm hộ khá là 20.300.000đ, nhóm hộ nghèo là 8.600.000đ. So sánh với xã Lâm sơn thì các hộ khá xã Tr−ờng Sơn có tổn thất ít hơn nh−ng hộ nghèo lại tổn thất nhiều hơn.

Nh−ng nếu so sánh với thu nhập mà hộ có đ−ợc thì tổn thất do rủi ro gây ra của các nhóm hộ lại có sự khác biệt (thể hiện trên bảng 4.8). Tổn thất của trang trại là lớn nhất nh−ng do nguồn thu nhập đạt cao, có những ngành cho thu nhập lớn nên tổn thất chiếm tỷ lệ nhỏ so với thu nhập. Tổn thất bình quân một trang trại chỉ chiếm13% so với thu nhập bình quân một trang trại. Các hộ khá tổn thất ít hơn so với nhóm trang trại nh−ng thu nhập đạt đ−ợc thấp hơn nên rủi ro xảy ra ảnh h−ởng nhiều đến thu nhập của nhóm hộ (29%). Còn các hộ nghèo mặc dù gặp nhiều rủi ro hơn nh−ng tổn thất so với thu nhập lại nhỏ (9%) do đầu t− cho sản xuất ít và không có khả năng chi trả cho các dịch vụ y tế nên tổn thất của hộ ít hơn.

Biểu 4.8: Mức độ ảnh h−ởng của rủi ro đến thu nhập của các nhóm hộ điều tra

Xã Lâm Sơn Xã Tr−ờng Sơn

TT Diễn giải ĐVT

Trang trại Hộ khá Hộ nghèo Hộ khá Hộ nghèo

1 Tổng thu nhập Đồng 413.358.000 112.270.000 32.050.000 215.064.000 87.822.000 2 Tổng tổn thất Đồng 52.750.000 32.880.000 3.020.000 20.300.000 8.600.000 3 Số hộ điều tra Hộ 9 6 5 9 11 4 Thu nhập BQ/hộ Đồng 45.928.667 18.711.667 6.410.000 23.896.000 7.983.818 5 Tổn thất BQ/hộ Đồng 5.861.111 5.480.000 604.000 2.255.556 781.818 6 Tỷ trọng % 13 29 9 9 10

Ngoài ra, rủi ro còn gây mất ổn định trong đời sống nông dân nh− là những năm mất mùa làm cho giá hàng hoá tiêu dùng tăng ảnh h−ởng trực tiếp đến đời sống của ng−ời nông dân. Rủi ro còn là nguyên nhân cản trở việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của các hộ nông dân. Càng gặp nhiều rủi ro, mức độ xuất hiện của rủi ro lớn làm cho ng−ời nông dân càng không muốn đầu t− vào sản xuất, không muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và ngại ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Rủi ro xảy ra không chỉ ảnh h−ởng đến kinh tế của bản thân hộ mà nó còn ảnh h−ởng đến phát triển kinh tế xã hội của địa ph−ơng. Hộ nghèo chiếm một tỷ lệ cao thì kinh tế của địa ph−ơng không thể phát triển. Một ảnh h−ởng rất lớn của rủi ro đó là ảnh h−ởng đến nguồn tài nguyên. Rủi ro xảy ra th−ờng xuyên làm cho các nông hộ không muốn đầu t− cho sản xuất mà chủ yếu là khai thác nguồn tài nguyên đất và rừng làm cho chất l−ợng đất ngày càng suy giảm và tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Thực tế đã chứng minh, do ở xã Tr−ờng Sơn sản xuất luôn gặp rủi ro nên các hộ đầu t− cho sản xuất ít, chủ yếu đi vào rừng để khai thác giang nứa. Một năm các hộ đi khai thác trung bình là 9 tháng, và một tháng trung bình 20 ngày với mỗi ngày khoảng 100 cây giang, nứa/ng−ời. Những nông hộ càng nghèo, những nông hộ không có đất càng đi rừng nhiều hơn. Đây là một nguồn thu cho các nông hộ nh−ng lại là một mất mát rất lớn với xã hội. Do khai thác rừng bừa bãi nên trong những năm gần đây hiện t−ợng lũ lụt xảy ra càng nhiều hơn và địa ph−ơng còn phải mất một nguồn kinh phí lớn để giải quyết hậu quả. Vì vậy cần phải có các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và quản lý rủi ro để vừa giúp các hộ phát triển sản xuất, tăng thu nhập và cũng là để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)