Tự bảo hiểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 88 - 90)

- Chỉ số đa dạng t−ơng đối của Shannon Weaver [10]:

4.3.1.2.Tự bảo hiểm

Một biện pháp đ−ợc các hộ nông dân ở đây sử dụng là biện pháp tự bảo hiểm. Một số hộ nông dân đã thực hiện tích luỹ, chủ yếu là tích luỹ bằng hiện vật để nếu có rủi ro thì vẫn đảm bảo cuộc sống tối thiểu hay có những hộ nông dân gặp rủi ro đã tiến hành vay m−ợn để khắc phục tổn thất nh− vay bạn bè, họ hàng, hoặc có thể vay từ các nguồn tín dụng để giải quyết các khó khăn trong sản xuất và đời sống.

Nh−ng đa số các nông hộ điều tra đều có mức tích luỹ thấp. Nguồn thu nhập hàng năm chủ yếu vẫn chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho gia đình và nguồn thu nhập này không phải lúc nào cũng ổn định nó phụ thuộc rất nhiều vào kết quả sản xuất kinh doanh cũng nh− mức chi tiêu của từng nông hộ. Chính vì khả năng tích luỹ thấp nên bắt buộc họ phải tiếp cận với các nguồn tín dụng. Các hộ giàu vay vốn để đầu t− cho sản xuất hoặc để chuyển sang ngành sản xuất mới với hy vọng sẽ không gặp phải những rủi ro nh− cũ. Các hộ nghèo cần vốn để đảm bảo tự sản xuất để nuôi sống gia đình và để giải quyết một số những rủi ro về con ng−ời.

Tuy nhiên, nhu cầu thì nhiều mà nguồn vốn có thể cung cấp có hạn nên còn nhiều hộ có nhu cầu về vốn để giải quyết những thiệt hại trong quá trình sản xuất còn ch−a đ−ợc vay vốn. Vấn đề này cũng gây cản trở đến việc mở rộng và phát triển sản xuất của các nông hộ.

ở xã Lâm Sơn do nhận thức và trình độ văn hoá cao hơn nên các hộ đã có ý thức phát triển kinh tế, nhiều nông hộ đã từng b−ớc tích luỹ vốn và vay vốn từ ngân hàng để đầu t− phát triển sản xuất. Đã có một số mô hình kinh tế trang trại đã đ−ợc hình thành và đã đạt đ−ợc hiệu quả nhất định. Các trang trại đã tìm cho mình những sản phẩm mũi nhọn và cho hiệu quả kinh tế cao nh− các trang trại chăn nuôi, trang trại trồng cây ăn quả và trang trại lâm nghiệp. Một số hộ nghèo do đ−ợc −u đãi vay vốn từ ngân hàng ng−ời nghèo nên đa số các hộ đều vay vốn để trang trải một số thiếu hụt trong đời sống và sản xuất. Do nguồn vốn vay cho ng−ời nghèo thông qua các hội chỉ cho các hộ nghèo và các hộ tham gia vào các hội vay cho nên số l−ợng rất hạn chế và th−ờng l−ợng vay ít nên không phải hộ nào cũng có thể vay đ−ợc.

Theo kết quả điều tra ở xã Lâm Sơn cho thấy số hộ vay vốn chiếm 40% so với tổng số hộ điều tra, trong đó 37,5% số hộ đã vay đ−ợc từ ngân hàng ng−ời nghèo còn lại 62,5% là vay từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Biểu 4.13: Số hộ vay vốn từ các nguồn khác nhau Nguồn vay Lâm Sơn (%) Tr−ờng Sơn (%)

Số hộ vay 40 55

Ngân hàng nông nghiệp 62,5 9

Ngân hàng ng−ời nghèo 37,5 91%

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Xã Tr−ờng Sơn là một xã nghèo cho nên sô hộ vay vốn chiếm tỷ lệ cao hơn (55%) và chủ yếu là vay từ ngân hàng ng−ời nghèo (91% số hộ vay vốn) với số vốn vay bình quân từ 1 – 3 triệu đồng trên 1 hộ, lãi suất 0,5%/tháng và thời gian vay là 3-5năm. Mặc dù số l−ợng vay ít nh−ng bù lại lãi suất vay đ−ợc −u đãi bằng nửa so với việc vay vốn của ngân hàng và bằng 1/3- 1/4 lãi suất khi vay của t− nhân nên cũng đã phần nào giúp một số nông hộ giải quyết đ−ợc một số khó khăn trong cuộc sống, nhiều nông hộ đã dùng nguồn tiền đó để mua cho mình những tài sản có giá trị nh− con trâu, con bò hay một số giống cây trồng, vật nuôi khác. Nhờ vay đ−ợc vốn −u đãi mà nhiều hộ nông dân đã ổn định đ−ợc cuộc sống và từng b−ớc v−ơn lên để thoát khỏi đói nghèo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 88 - 90)