Đặc điểm phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 47 - 49)

- Hợp đồng kỳ hạn: là một thoả thuận mua hoặc bán một sản phẩm vào một thời điểm trong t−ơng lai với một mức giá đ−ợc xác định tr− ớc Khi đến

3.1.2.3.Đặc điểm phát triển các ngành kinh tế

3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1.2.3.Đặc điểm phát triển các ngành kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện mang nặng tính chất tự cung tự cấp, trong năm 2003 giá trị sản xuất ngành nông lâm, thuỷ sản tính theo giá thực tế đạt 269.267 triệu đồng chiếm 62,94% so với tổng giá trị sản xuất của huyện, tiểu thủ công nghiệp đạt 108.621 triệu đồng chiếm 25,39% và th−ơng mại, du lịch, dịch vụ đạt 49.911 triệu đồng chiếm 11,67%.

Biểu 3.3: Cơ cấu kinh tế của huyện L−ơng Sơn - Năm 2003

Đvt: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Giá trị sản xuất Cơ cấu (%)

I Ngành nông, lâm, thuỷ sản 269.267 62,94

1 Ngành nông nghiệp 226.407 84,08

2 Ngành lâm nghiệp 34.807 12,93

3 Ngành thuỷ sản 8.053 2,99

II Ngành tiểu thủ công nghiệp 108.621 25,39

III Th−ơng mại, du lịch, dịch vụ 49.911 11,67

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt cao nhất chiếm 84,08% so với giá trị sản xuất của khối ngành nông lâm thuỷ sản, ngành lâm nghiệp đạt 34.807 triệu đồng chiếm 12,93%, ngành thuỷ sản 8.053 triệu đồng chiếm 2,99%. Mặc dù đây là huyện miền núi nh−ng ngành sản xuất chính vẫn là nông nghiệp, ng−ời dân ở đây ch−a phát huy hết đ−ợc những lợi thể của mình để tiến hành sản xuất lâm nghiệp.

Đối với ngành nông nghiệp thì giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 140.484 triệu đồng chiếm tỷ trọng 62,41% so với tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, chăn nuôi đạt 85.112 triệu đồng chiếm 37.59%.

Trong ngành trồng trọt lại tập trung sản xuất chủ yếu là cây l−ơng thực, thực phẩm. Cụ thể giá trị sản xuất của cây l−ơng thực, thực phẩm đạt 84.699 triệu đồng chiếm 59,94% so với giá trị sản xuất ngành trồng trọt, cây ăn quả đạt 46.438 triệu đồng chiếm 32,87%; cây công nghiệp dài ngày đạt 2.236 triệu đồng chiếm 1,58%, cây công nghiệp ngắn ngày chỉ đạt 4.928 triệu đồng chiếm 3,49%. Điều này chứng tỏ tính độc canh của cây l−ơng thực rất cao, mặc dù đất đai của huyện rất phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh cây công nghiệp nh−ng ch−a đ−ợc phát huy. Đặc biệt trong những năm gần đây ng−ời dân phá dần các v−ờn chè để trồng cây ăn quả nên đã làm cho diện tích cây công nghiệp dài ngày càng có xu h−ớng giảm và diện tích trồng cây ăn quả có xu h−ớng tăng đã làm cho giá trị sản xuất của cây công nghiệp dài ngày chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với cây ăn quả. Giá trị trên 1 ha canh tác năm 2003 mới đạt 22 triệu đồng, còn trên 1 ha thâm canh đạt 30 triệu đồng. Với giá trị đạt đ−ợc chứng tỏ hiệu quả sản xuất nông nghiệp đạt ch−a cao.

Ngành chăn nuôi, năm 2003 sản l−ợng thịt hơi các loại đạt 3.830 tấn t−ơng ứng với giá trị sản xuất đạt đ−ợc là 44.045 triệu đồng chiếm 51,75% so với giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, chăn nuôi trâu bò đạt 1.101 triệu đồng chiếm 1,29%, chăn nuôi gia cầm đạt 29.883 triệu đồng chiếm 35,11%, ngoài ra còn một số sản phẩm khác nh−ng chiếm tỷ lệ ít khoảng 11,85%.

Ngành lâm nghiệp, giá trị sản xuất năm 2003 đạt 34.807 triệu đồng chiếm 12.93% so với giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản. Trong đó trồng rừng đạt 1.738 triệu đồng chiếm 4,99% so với giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, chăm sóc rừng đạt 1.370 triệu đồng chiếm 3,94%, bảo vệ rừng đạt 310 triệu đồng chiếm 0,89% và khai thác rừng đạt 31.389 triệu đồng chiếm 90,18%. Nhìn vào các số liệu thống kê trên cho thấy, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác rừng mà ch−a quan tâm đến việc tái tạo rừng để duy trì vốn rừng. Đây là một vấn đề mà huyện L−ơng Sơn cần đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển một cách bền vững.

Ngành thuỷ sản, giá trị sản xuất năm 2003 đạt 8.053 triệu đồng chiếm 2,99% so với giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản. Trong đó cá thịt các loại đạt 5.764 triệu đồng chiếm 71,58% tổng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản, tôm thịt đạt 324 triệu đồng chiếm 4,02%, thuỷ sản khác đạt 1.863 triệu đồng chiếm 23,13% và cá giống chỉ đạt 102 triệu đồng chiếm 1,27%. Do là một huyện miền núi nên giá trị sản xuất ngành thuỷ sản chiếm tỷ trọng thấp so với các ngành khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 47 - 49)