Hệ thống tài sản sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 62 - 64)

- Ph−ơng pháp phân tích SWOT

4.1.3.Hệ thống tài sản sản xuất

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.3.Hệ thống tài sản sản xuất

Kết quả điều tra các tài sản có liên quan đến sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân đ−ợc liệt kê ở Bảng 4.3. Hệ thống các tài sản sản xuất là một trong những nguồn vốn cơ bản của nông hộ, nó phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật và khả năng cho phát triển kinh tế của hộ nông dân. Số liệu Bảng 4.3 cho thấy, do khả năng tích luỹ thấp nên khả năng trang bị các công cụ phục vụ cho sản xuất của các hộ ở mức thấp. Các công cụ sản xuất của các hộ đang ở mức thô sơ chủ yếu là dao, cuốc, xẻng còn các công cụ sản xuất khác chiếm tỷ lệ thấp nh− cày, bừa, máy tuốt lúa, máy bơm n−ớc.... Các hộ nông dân ở đây ch−a ý thức đ−ợc việc đầu t− các công cụ sản xuất để giúp tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện lao động và một phần là do khả năng mua sắm các công cụ sản xuất còn rất hạn chế do bị giới hạn về mặt tài chính.

Biểu 4.3: Tài sản sản xuất của các nhóm hộ điều tra

Xã Lâm Sơn Xã Tr−ờng Sơn

TT Diễn giải ĐVT

TB chung Trang trại Hộ khá Hộ nghèo

TB chung

Hộ khá Hộ nghèo

1 Cày bừa bộ 1,25 1,67 1,67 0,40 0,85 1,22 0,55

2 Máy bơm n−ớc cái 0,45 0,78 0,33 0,00 0,20 0,44 0,003 Máy tuốt lúa cái 0,20 0,11 0,50 0,00 0,10 0,22 0,00 3 Máy tuốt lúa cái 0,20 0,11 0,50 0,00 0,10 0,22 0,00 4 Xe cải tiến cái 0,25 0,44 0,17 0,00 0,00 0,00 0,00 5 Bình phun thuốc trừ sâu cái 1,00 1,44 0,83 0,40 0,10 0,22 0,00 6 Trâu bò cày kéo con 0,95 0,78 1,67 0,40 1,70 2,56 1,00

7 Lợn nái sinh sản con 0,10 0,00 0,33 0,00 0,30 0,67 0,008 Trâu bò sinh sản con 6,70 14,22 0,67 0,40 0,00 0,00 0,00 8 Trâu bò sinh sản con 6,70 14,22 0,67 0,40 0,00 0,00 0,00 9 Chuồng trại cái 0,40 0,89 0,00 0,00 0,05 0,11 0,00

tình trạng kinh tế và nhu cầu sử dụng các công cụ sản xuất khác nhau nên giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch về tài sản sản xuất. Bình quân mỗi trang trại ở xã Lâm Sơn có 1,67 bộ cày bừa; 0,78 máy bơm n−ớc; 0,11 máy tuốt lúa; 0,44 xe cải tiến và 1,44 bình phun thuốc trừ sâu. Trong khi đó bình quân một hộ khá đã giảm đi đáng kể còn 1,67 bộ cày bừa; 0,33 máy bơm n−ớc; 0,5 máy tuốt lúa, 0,17 xe cải tiến; 0,83 bình phun thuốc trừ sâu. Hộ nghèo thì gần nh− không có công cụ sản xuất mà chỉ có một số hộ có cày bừa và bình phun thuốc trừ sâu nên bình quân một hộ chỉ còn 0.4 bộ cày bừa và 0.4 bình phun thuốc trừ sâu.

Công cụ sản xuất của các hộ nông dân xã Tr−ờng Sơn cũng đang ở mức thấp, bình quân mỗi hộ khá có 1,22 bộ cày bừa; 0,44 máy bơm n−ớc; 0,22 máy tuốt lúa; 0,22 bình phụ thuốc trừ sâu. Nhóm hộ nghèo ở xã Tr−ờng Sơn do ít đầu t− cho sản xuất nên hệ thống công cụ sản xuất gần nh− là không có mà chủ yếu các hộ chỉ sắm dao để đi rừng và cuốc, xẻng để làm v−ờn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 62 - 64)