Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 41 - 43)

- Hợp đồng kỳ hạn: là một thoả thuận mua hoặc bán một sản phẩm vào một thời điểm trong t−ơng lai với một mức giá đ−ợc xác định tr− ớc Khi đến

2.4.Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

Tác phẩm “Quản trị rủi ro và khủng hoảng” của tác giả Đoàn Thị Hồng Vân đã nêu nên một số khái niệm về rủi ro và phân loại rủi ro. Nh−ng trong tác phẩm chủ yếu tập trung nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu [18].

Đề tài nghiên cứu: “Xây dựng cơ chế liên kết đa thành phần kinh tế trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản vùng Ô Môn- Thốt Nốt tỉnh Cần Thơ: Tr−ờng hợp nông tr−ờng Sông Hậu” của tác giả Chử Văn Lâm - Viện kinh tế học, thuộc ch−ơng trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan. Trên cơ sở xây dựng cơ chế liên kết đa thành phần kinh tế trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm lúa gạo của ng−ời nông dân tác giả cũng đã đề cập đến khía cạnh rủi ro trong sản xuất lúa và ứng xử của ng−ời nông dân tr−ớc những rủi ro đó [7].

Trong ch−ơng trình hợp tác nghiên cứu Upland Program giữa Đức, Thái Lan và Việt Nam về phát triển thị tr−ờng tài chính nông thôn và sử dụng đất bền vững trong pha 1 đã phát hiện nông dân vay tiền nh−ng khi đầu t− bị thất bại nên đã dẫn đến rủi ro không trả đ−ợc tiền vay. Vì vậy trong pha 2 (2004-

2006) đã tập trung nghiên cứu quản lý rủi ro của hộ nông dân ở vùng núi phía Bắc với điểm chọn nghiên cứu là Bắc Kạn và Sơn La [19].

Phạm Thị Mỹ Dung đã có những nghiên cứu rất sớm về rủi ro nh−ng chỉ mới dừng lại ở một số nét cơ bản về rủi ro trong nông nghiệp [1].

Từ Tiến Mỹ cũng đã có nghiên cứu về bảo hiểm mùa màng cho sản xuát nông nghiệp trên cơ sở đánh giá về đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và sự cần thiết phải thực hiện bảo hiểm để khắc phục hậu quả của thiên tai. Tác giả cũng đã có những ví dụ về công tác bảo hiểm nông nghiệp ở n−ớc ta [9].

Nghiên cứu sinh Isabel Fisher cũng đang tiến hành nghiên cứu vấn đề quản lý rủi ro của hộ nông dân ở 2 địa bàn nghiên cứu là Sơn La và Bắc Kạn với phạm vi nghiên cứu rộng hơn nh−ng đến nay mới bắt đầu ở giai đoạn điều tra hộ, ch−a có kết quả công bố [21].

Trong báo cáo nội bộ của tiểu dự án F2.2. Upland Program về Bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam đã chứng minh các rủi ro của nông dân đồng bằng hầu nh− cũng ch−a có cách chống đỡ. Sự hỗ trợ của Nhà n−ớc trong lĩnh vực bảo hiểm cũng rất hạn chế nên cần tìm kiếm một ph−ơng thức thích hợp giúp nông dân và cộng đồng quản lý rủi ro [3].

Nhìn chung việc nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của các hộ nông dân là một lĩnh vực nghiên cứu còn mới mẻ và hầu nh− ch−a đ−ợc nghiên cứu một cách đầy đủ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi lương sơn tỉnh hoà bình (Trang 41 - 43)