Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 128 - 130)

II. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ 1 Tội phạm

2. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng

* Nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật

Mọi công dân không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị xã hội đều bình đẳng trước pháp luật và trước tòa án. Các bên đương sự trong các vụ việc, vụ án dân sự, thương mại, lao động, hành chính đều bình đẳng trong vụ kiện, xuất trình chứng từ và tranh luận trước phiên tòa.

* Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân

Các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp…Trong quá trình tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức, cá nhân phải tôn trọng quyền cơ bản của công dân, không ai được xâm phạm.

Trong hoạt động tố tụng, các quyền cơ bản của công dân được đảm bảo bằng nhiều biện pháp như xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những ai có hành vi bức cung, dùng

nhục hình, tra tấn người bị tạm giam, tạm giữ, hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ án, ra bản án trái pháp luật,…

* Nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan

Sự thật trong một vụ án là vấn đề quan trọng nhất cần phải tìm ra để có cách giải quyết đúng đắn nhất. Tòa án muốn đưa ra một phán quyết đúng thì phải dựa trên những chứng cứ thật phản ánh bản chất khách quan của sự việc.

* Nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án

Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân không lệ thuộc vào ý kiến của bất kì một cơ quan, tổ chức nào. Họ độc lập trong xét xử và chỉ tuân theo pháp luật. Không ai có quyền can thiệp vào công việc xét xử của tòa án.

* Nguyên tắc hai cấp xét xử

Tòa án xét xử một vụ án, giải quyết một vụ tranh chấp theo hai cấp, cấp thứ nhất gọi là sơ thẩm, cấp thứ hai gọi là phúc thẩm. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên bản án sơ thẩm, nếu bản án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì sẽ được tòa án trên một cấp xét xử theo trình tự phúc thẩm. Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay. Nếu bản án phúc thẩm vẫn bị kháng nghị thì sẽ được tòa án xem xét theo trình tự đặc biệt là giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

* Nguyên tắc xét xử công khai

Các vụ án hình sự, dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình được xét xử công khai. Mọi người dân đều có quyền tham dự phiên tòa. Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc có liên quan đến đạo đức xã hội thì có thể xử kín, nhưng phần tuyên án phải công bố công khai.

* Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự

Đây là nguyên tắc quan trọng được quy định trong hiến pháp năm 1992, bộ luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, bị can, bị cáo và các bên đương sụ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Người bào chữa có thể là luật sư hay bào chữa viên nhân dân.

* Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số

Tòa án xét xử thông qua hội đồng xét xử với số lẻ ít nhất là 03 người gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. Khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.

Quyết định cuối cùng trong quá trình xét xử phải biểu quyết theo đa số.

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w