Tiền lương a) Khái niệm

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 88 - 89)

II. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN TRONG LUẬT LAO ĐỘNG

2. Tiền lương a) Khái niệm

a) Khái niệm

Tiền lương được hiểu là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc đã giao kết trong hợp đồng.

Tiền lương luôn luôn gắn liền với người lao động, là nguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình họ và là khoản tích lũy, dự phòng cho cuộc sống khi họ gặp rủi ro hoặc hết tuổi lao động. Tiền lương tác động tích cực đến việc quản lý kinh tế, tài chính, quản lý lao động, kích thích sản xuất.

Bộ luật lao động quy định: “Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định” (Điều 55)

Mức lương tối thiểu được hiểu là số tiền trả cho người lao động tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, cường độ lao động nhẹ nhàng nhất diễn ra trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu cần thiết, tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình.

Như vậy, tiền lương tối thiểu không chỉ áp dụng cho lao động giản đơn mà còn là khung pháp lý quan trọng, là căn cứ để trả cho người lao động toàn xã hội, là mức lương mang tính chất bắt buộc người sử dụng lao động phải trả ít nhất bằng chứ không được thấp

hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Việc quy định mức lương tối thiểu có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với người lao động, nhằm bảo vệ người lao động mà còn ý nghĩa cả với nhà nước, cụ thể như sau:

- Lương tối thiểu là sự bảo đảm có tính pháp lý của nhà nước đối với người lao động trong mọi ngành nghề, khu vực có tồn tại quan hệ lao động. Bảo đảm đời sống tối thiểu cho họ phù hợp với khả năng của nền kinh tế.

- Là công cụ điều tiết của nhà nước trên phạm vi tòa xã hội và trong từng cơ sở kinh tế nhằm loại bỏ sự bóc lột có thể xảy ra đối với người lao động trước sức ép của thị trường. Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng của thị trường lao động. Bảo đảm sự trả lương tương đương cho công việc tương đương. Phòng ngừa xung đột, tranh chấp trong quan hệ lao động.

- Thiết lập mối quan hệ ràng buộc kinh tế trong lĩnh vực sử dụng lao động, tăng cường trách nhiệm của các bên trong quản lý và sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w