XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 76 - 81)

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về những cơ quan, cá nhân sau đây:

- Ủy ban nhân dân các cấp - Cơ quan công an nhân dân - Bộ đội biên phòng

- Cơ quan cảnh sát biển - Cơ quan hải quan - Cơ quan kiểm lâm - Cơ quan thuế

- Cơ quan quản lý thị trường

- Cơ quan thanh tra chuyên ngành

- Giám đốc cảng vụ hàng hải, giám đốc cảng vụ thủy nội địa, giám đốc cảng vụ hàng không.

- Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự

Đồng thời pháp luật cũng quy định thẩm quyền của những cá nhân có quyền xử phạt trong các cơ quan trên.

2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời, xử lý công minh theo đúng quy định của pháp luật.

- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều vi phạm thì xử lý từng hành vi một. Nhiều người cùng vi phạm một hành vi thì xử lý từng người một.

- Nguyên tắc công bằng, bình đẳng trong xử lý vi phạm: khi xử lý phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm. Áp dụng đúng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với từng trường hợp cụ thể và lựa chọn chế tài, biện pháp xử lý phù hợp. - Nguyên tắc pháp chế: không một tổ chức, cá nhân nào bị xử lý vi phạm hành chính ngoài những căn cứ và thủ tục do pháp luật quy định. Chỉ những cơ quan và người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước mới có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Quá trình xử lý hành chính phải chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức xã hội, công dân.

Các hình thức xử lý vi phạm hành chính bao gồm các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.

a) Các hình thức xử phạt chính * Các hình thức xử phạt chính * Các hình thức xử phạt chính

- Cảnh cáo: được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính ở mức độ nhẹ, lâu dần, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

- Phạt tiền: được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính và không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo.

b) Các hình thức xử phạt bổ sung

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

- Trục xuất là hình thức xử phạt đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Trục xuất có thể được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ bị phạt một lần, bằng một trong các hình thức xử phạt chính. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà cơ quan hoặc người có thẩm quyền áp dụng kèm theo hình phạt bổ sung.

c) Các biện pháp xử lý hành chính khác

Chỉ được áp dụng đối với các cá nhân là công dân Việt Nam vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội (như cờ bạc, ma túy, mại dâm, gây rối trật tự công cộng…) nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự. Mục đích của việc áp dụng các biện pháp này là nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng vi phạm, giáo dục và tạo điều kiện cho người vi phạm pháp luật trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội, ngăn ngừa khả năng tái phạm ở họ. Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm:

- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn - Đưa vào trường giáo dưỡng

- Quản chế hành chính.

d) Các biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoải việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính còn có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiểm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện; buộc tiêu hủy vật phẩm, phương tiện gây hại cho con người vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại.

BÀI 7

LUẬT LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 76 - 81)