Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 44 - 46)

III. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1 Khái niệm

b) Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật

Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức pháp luật do tồn tại xã hội quyết định. Vì vậy, để nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội thì cần phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội để tạo ra một đời sống pháp luật lành mạnh. Tuy nhiên, vì ý thức pháp luật có tác động mạnh mẽ đối với pháp luật nên việc chủ động xây dựng ý thức pháp luật mới, từ đó phát triển đời sống pháp luật trong thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở

tiếp cận tư tưởng pháp luật phương Đông, phương Tây đã sớm nhận thức được rằng “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Từ đó, Người đã rất quan tâm xây dựng nền pháp luật mới, đồng thời chú trọng tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn Việt Nam, qua đó nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta. Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật đã được quan tâm mạnh mẽ từ Đại hội V của Đảng và liên tục từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội.

Để tiếp tục nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau đây:

* Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật một cách thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức trong đó việc đưa pháp luật vào nhà trường ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo

Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được sử dụng nhiều hiện nay là: tuyên truyền miệng về pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn và phát hành các loại tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; giảng dạy pháp luật trong chương trình chính khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở nhà trường; thi tìm hiểu pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các câu lạc bộ pháp luật; xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật; phổ biến, giáo dục thông qua hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật, thông qua hoạt động hòa giải cơ sở; phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tư vấn pháp luật; lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Để làm tốt giải pháp này thì cần bổ sung, kiện toàn cả thể chế, tổ chức cả đội ngũ và các điều kiện vật chất cần thiết khác.

* Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan thự thi pháp luật như tòa án, viện kiểm sát, công an, các cơ quan hành chính nhà nước

Thực tế cho thấy, hoạt động của các cơ quan này hàng ngày, hàng giờ tác động đến người dân. Vì vậy, có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, tình cảm, niềm tin của người dân đối với pháp luật cả theo chiều tích cực và tiêu cực.

* Tăng cường pháp chế XHCN trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Hình thành một chế độ tuân thủ pháp luật, xây dựng một xã hội sống và làm việc theo pháp luật làm cơ sở hình thành ý thức pháp luật xã hội lành mạnh. Đặc biệt chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật.

* Tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý xã hội thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp

Các hoạt động giám sát, phản biện xã hội đối với việc xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật của nhà nước. Chú trọng việc tổ chức cho nhân dân tham gia ý kiến xây dựng các văn bản liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.

* Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân

Điều này rất có ý nghĩa đối vớ nước ta, một nước phương Đông đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Kết hợp giáo dục pháp luật với xử lý vi phạm pháp luậ.

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w